Những vấn đề vướng mắc về trợ cấp thất nghiệp và hợp đồng lao động

0
1213

Nội dung vấn đề vướng mắc về trợ cấp thất nghiệp: 

Kính gửi luật sư! Tôi muốn hỏi

luật sư một số vấn đề như sau:
1. Anh trai tôi công tác tại Công ty TNHH MTV – Bộ quốc phòng. Anh tôi được tham gia đóng bảo hiểm
xã hội từ tháng 07/2008 đến tháng 05/2013. Sau đó anh tôi nghỉ việc và đi lấy tiền trợ cấp thất
nghiệp. Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp anh tôi có xin đầy đủ giấy tờ tuy nhiên quyển sổ bảo hiểm
xã hội của anh tôi không ghi rõ ngày bao nhiêu tham gia bảo hiểm nên bên bảo hiểm không chấp nhận
và không chi trả. Anh tôi có quay lại công ty hỏi thì người bên công ty nói lâu rồi nên không nhớ.
Vậy trường hợp này anh tôi phải làm thế nào để đòi lại quyền lợi cho bản thân ạ? Trường hợp xấu
nhất có được tự ý ghi ngày vào sổ bảo hiểm xã hội đó không ạ? Mong luật sư tư vấn.
2. Tôi được nhận vào làm cho một công ty tư nhân làm về du lịch từ 16/08/2017, khi phỏng vấn giám
đốc có nói thử việc 1 tháng là kí hợp đồng vì tôi vào làm là bằng cấp đại học, tuy nhiên đến nay
vẫn chưa được ký mặc dù tôi có hỏi nhưng giám đốc nói bận. Trong tháng 11 tôi có lập gia đình và
nghỉ 5 ngày, theo quy định của luật lao động thì kết hôn đươc nghỉ 3 ngày, nhưng tôi chưa ký hợp
đồng nên giám đốc vẫn trừ lương bình thường 5 ngày đó, giám đốc làm vậy có sai không ạ? Và hiện tại
không ký hợp đồng như vậy tôi xin nghỉ việc đột xuất thì tôi có phải chịu trách nhiệm gì không ạ?
Mong luật sư tư vấn.

Trả lời vấn đề vướng mắc về trợ cấp thất nghiệp:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật Việt.
Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của anh bạn

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì:

“Người sử dụng lao động phải lập và nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động
cho tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm
việc của người lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp có hiệu
lực”.

Khi anh bạn làm việc tại công ty thì trong vòng 30 ngày từ thời điểm hợp đồng lao động có hiệu lực
thì phía công ty phải lập hồ sơ đăng ký BHXH cho người lao động. Trường hợp của anh bạn, trên
sổ BHXH không ghi ngày bắt đầu nộp BHXH nên anh bạn phải có khiếu nại đến công ty cũ để được xác
định ngày nộp BHXH, yêu cầu phía công ty xác nhận lại thời điểm nộp BHXH của anh bạn. Từ đó phía
công ty sẽ yêu cầu phía cơ quan cấp sổ BHXH kiểm tra lại hồ sơ bảo hiểm mà phía cơ quan bảo hiểm đã
lưu trữ để xác định lại thời điểm mà anh bạn tham gia BHXH. Anh bạn không được tự ý ghi ngày tham
gia BHXH vào sổ bảo hiểm được vì trợ cấp thất nghiệp chỉ được trả khi mà phía cơ quan Bảo hiểm đã
kiểm tra, xác nhận lại những thông tin hồ sơ trùng khớp với các thông tin trong hệ thống cơ sở dữ
liệu mà cơ quan bảo hiểm đã lưu trữ.

Thứ hai, về vấn đề thử việc và hợp đồng lao động của bạn

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ Luật Lao động năm 2012 về thời gian thử việc
thì:

“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của
công việc nhưng chỉ được thủ việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau
đây:

1.Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần
trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên”. 

Bạn thử việc vào công ty với bằng cấp đại học nên thời gian thử
việc của bạn không quá 60 ngày kể từ ngày bắt đầu thủ việc. Trong quá trình phỏng vấn giám đốc công
ty đã đề nghị bạn thử việc trong vòng 30 ngày. Điều này là phù hợp với quy định của pháp luật.

Đồng thời theo quy định tại Điều 29 Bộ Luật Lao động thì:

“1. Khi việc làm thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao
động phải giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận
thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai
bên đã thỏa thuận”.

Trường hợp của bạn, bạn đã kết thúc thời gian thử việc và phía công ty vẫn tiếp tục để bạn làm
việc. Do đó, phía công ty phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động với bạn. Tuy nhiên, phía công ty
vẫn chưa tiến hành ký kết hợp đồng lao động mới đối với bạn nhưng vẫn tiếp tục để bạn làm việc như
vậy là đã thừa nhận việc bạn được làm chính thức tại công ty. Vì pháp luật chưa có quy định cụ thể
về việc người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau thời điểm thử việc nên có
thể hiểu bạn được nhận làm nhân viên chính thức tại công ty và được hưởng những chế độ của người
lao động. Do đó, khi bạn kết hôn thì bạn cũng sẽ được hưởng các chế độ về nghỉ việc riêng theo quy
định của Bộ Luật Lao động năm 2012. Cụ thể:

“Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên
lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

…”

Khi bạn kết hôn, bạn sẽ được nghỉ 3 ngày hưởng nguyên lương. Nhưng
trong thực tế, bạn nghỉ 5 ngày, do đó bạn sẽ không được hưởng lương của 2 ngày còn lại. Việc giám
đốc trừ cả 5 ngày tiền lương của bạn là không đúng quy định của pháp luật.

Về việc bạn xin nghỉ việc đột xuất khi chưa ký hợp đồng lao động chính thức thì bạn có phải
chịu trách nhiệm gì không?

Nếu phía công ty đã chấp nhận bạn làm việc nhưng không ký kết hợp đồng lao động. Trường hợp không
ký hợp đồng lao động gây ra nhiều bất lợi cho bạn khi có tranh chấp xảy ra. Vì trong mối quan hệ
giữa người lao động và người sử dụng lao động thì người lao động luôn ở thế yếu. Việc ký kết hợp
đồng lao động là một trong những căn cứ để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi có tranh chấp
xảy ra. Trường hợp không ký HĐLĐ thì dẫn đến khó khăn trong việc xác định loại HĐLĐ và thời
gian báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Bởi pháp luật lao động hiện hành không có quy định cụ
thể nên để đảm bảo chắc chắn quyền lợi rằng việc chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì bạn nên báo trước cho
người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng
đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên
hệ: 1900.6198
 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây