Chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động, những điều cần biết

0
3046
Chi phí đào tạo là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng đào tạo nghề. Vấn đề bồi thường chi phí đào tạo phát sinh khi người lao động và người sử dụng lao động đã ký hợp đồng đào tạo nghề kèm theo các điều khoản ràng buộc.
Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Chi phí đào tạo trong hợp đồng lao động là gì?

Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi phí có chứng từ hợp lệ về chi trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài”.

Chi phí đào tạo là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng đào tạo nghề. Vấn đề bồi thường chi phí đào tạo phát sinh khi người lao động và người sử dụng lao động đã ký hợp đồng đào tạo nghề kèm theo các điều khoản ràng buộc. Và sau khi học nghề xong
lại vi phạm chính các điều đã cam kết đó. Vì vậy, vấn đề bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động phát sinh.

Quy định về trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo

Các trường hợp người lao động phải bồi thường chi phí đào tạo:

(i) Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; Theo khoản 3 Điều 41 Bộ luật Lao động 2012 về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: “Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động”.

Như vậy, người lao động có ký kết với người sử dụng lao động về việc phải làm việc cho người sử dụng lao động một thời gian sau khi được đào tạo và phải bồi thường chi phí đào tạo khi vi phạm cam kết này: (ii) Sau khi học xong không về làm việc cho doanh nghiệp; (iii) Người lao động có làm việc cho doanh nghiệp nhưng không đủ thời hạn đã cam kết.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 139/2006/NĐ-CP cũng quy định cụ thể như sau:

“Trường hợp doanh nghiệp tuyển ngư­ời vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề. Mức bồi thường do hai bên thoả thuận, xác định trong hợp đồng học nghề.

Chi phí dạy nghề gồm các khoản chi phí hợp lý cho người dạy, tài liệu, vật liệu thực hành, chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị và các chi phí khác đã chi cho người học”.

Như vậy, Đối với vấn đề bồi thường bao nhiêu thì do hai bên thỏa thuận từ trước trong hợp đồng đào tạo nghề hoặc hợp đồng lao đồng.

Trường hợp người lao động không phải bồi thường chi phí đào tạo:

Người lao động là phụ nữ có thai phải chấm dứt học nghề hoặc hợp đồng lao động theo xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc tiếp tục học nghề hoặc tiếp tục lao động sẽ ảnh hưởng tới thai nhi; Doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người học nghề
sau khi học xong; Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động 

Trong hợp đồng đào tạo nghề: Hợp đồng phải được làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Ngoài ra, Việc ký hợp đồng lao động với người lao động sau khi học xong là việc làm ảnh hưởng lớn tới trách nhiệm bồi thường chi phí của người lao động cho doanh nghiệp sau này. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý: Nếu khi kết thúc khóa học, doanh nghiệp không giao kết hợp đồng lao động với người lao động hoặc không chấp nhận người lao động tiếp tục làm việc (trường hợp người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp được cử đi học) thì doanh nghiệp không có quyền buộc người lao động bồi thường chi phí đào tạo, kể cả trường hợp người học nghề không đạt yêu cầu của khóa học. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ trước khi ký thỏa thuận đào tạo với người lao động để có thể đưa ra những ràng buộc nhất định hoặc xác định trước hành vi xử sự của các bên trong trường hợp người lao động không đạt yêu cầu của khóa học.

Đối với cam kết giữa bên học nghề và bên dạy nghề, cần nêu rõ các vấn đề như: nghề học, kỹ năng nghề đạt được, nơi học, thời gian học, các loại và mức chi phí đào tạo mà doanh nghiệp chi cho người lao động, thời gian người lao động phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi học xong, loại hợp đồng lao động giao kết với người lao động sau khi học xong, mức bồi thường chi phí đào tạo mà người lao động phải bồi thường cho doanh nghiệp nếu không làm việc hết thời hạn đã cam kết với doanh nghiệp, thời hạn thực hiện việc bồi thường, vấn đề giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến thỏa thuận đào tạo…

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây