Vi phạm về thời giờ làm việc, chế độ tiền lương cho người lao động

0
1216

Vi phạm về thời giờ làm việc, chế độ tiền lương cho người lao động

Xử lý hành vi vi phạm về thời giờ làm việc,
chế độ tiền lương cho người lao động. Thời giờ làm việc của người lao động. Chi trả tiền lương làm
thêm giờ.


Xử lý hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, chế độ
tiền lương cho người lao động. Thời giờ làm việc của người lao động. Chi trả tiền lương làm thêm
giờ.


Tóm tắt câu
hỏi:

Tôi hiện đang thành lập doanh nghiệp bảo vệ ở địa
bàn tỉnh Đồng Nai. Nay tôi có một số thác mắc về vấn đề hợp đồng lao động và lương cho người sử
dụng lao động như sau: Doanh nghiệp tôi đã kí HĐLĐ với NLĐ có thời hạn là 12 tháng với mức lương là
4,800,000/12h/30 ngày/tháng (thấp hơn quy định về lương tối thiểu vùng là 3,750,000/8h/26
ngày/tháng) và NLĐ cũng đã kí đồng ý với mọi điều khoản về phụ cấp. Tuy nhiên khi NLĐ nộp đơn xin
nghỉ. NLĐ nộp đơn lên Phòng Thương Binh Xã Hội Tỉnh Đồng Nai đòi đền bù tiền tăng ca, lễ, chủ nhật
hơn 55.000.000. Vậy DN tôi có phải đền bù cho NLĐ không? Vì theo suy nghĩ của tôi DN tôi không làm
đúng quy định của nhà nước về lương tối thiểu vùng thì chỉ bị phạt hành chính với lỗi “không thanh
toán đúng tiền lương tăng ca cho NLD” và bị phạt ở mức từ 5.000.000 đến 10.000.000. Còn với NLĐ, DN
chúng tôi đã có kí hợp đồng với mức lương trên và được sự nhất trí của bên NLĐ. Chúng tôi không vi
phạm lỗi trả lương sai thỏa thuận nên không phải đền bù phần tiền lương tăng ca. Mong nhận được sự
tư vấn của Luật sư.

Luật sư tư
vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

1. Căn cứ pháp
lý:

– Điều 104, Điều 97 Bộ luật lao động năm
2012;

– Điều 13, Điều 14 Nghị định số
95/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung tư
vấn:

+ Về thời giờ làm
việc:

Thời giờ làm việc mà người sử dụng lao động và người
lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động phải tuân thủ quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động
năm 2012 như sau:

“Điều 104. Thời giờ làm việc bình

thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08
giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm
việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá
10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động
thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01
ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”

Theo đó, việc ký kết hợp đồng lao động với thời giờ
làm việc 12h/ngày là vi phạm quy định trên và doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
với hành vi thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định tại
Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000

đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá
số giờ làm việc theo quy định tại
 Điều 104 của Bộ luật lao
động;

b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không
được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại
 Điều 107 của Bộ
luật lao động.”

+ Về chế độ làm thêm giờ, nghỉ lễ,
tết:

Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật lao động 2012,
khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa
ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động được coi là làm thêm giờ và phải được hưởng chế độ
làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động năm 2012.

Chế độ nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 115 Bộ
luật lao động 2012 như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng

nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01
dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;

c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4
dương lịch);

d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng
5 dương lịch);

đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9
dương lịch);

e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng
3 âm lịch).

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại
Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ
truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1
Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế
tiếp.”

Điều 97 Bộ luật lao động quy đinh về tiền lương làm
thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc ngày lễ tết như sau:

– Vào ngày thường, ít nhất bằng
150%;

– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng
200%;

– Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít
nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng
lương ngày.

– Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả
thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của
ngày làm việc bình thường.

– Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài
việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20%
tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban
ngày.

Như vậy, nếu công ty bạn không thực hiện chế độ chi
trra tiền lương làm thêm giờ, nghỉ lễ, tết cho người lao động theo quy định
trên là công ty bạn đã vi phạm quy định của pháp luật lao động và sẽ bị xử phạt hành
chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định
88/2015/NĐ-CP như sau:

“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong

các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương
đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương
làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định
của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương
không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác
so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những
ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm
từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi
phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi
phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi
phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi
phạm từ 301 người lao động trở lên. ”

Ngoài việc bị xử phạt  hành chính với các hành
vi trên, doanh nghiệp buộc phải trả đủ tiền lương chưa trả cho người lao
động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây