Tư vấn về trường hợp người lao động nghỉ việc riêng, được hưởng lương như thế nào?

0
1249

Nội dung tư vấn:

Chào Luật sự,Hiện tại em có một thắc mắc về vấn đề
giải quyết nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương cụ thể là phép cưới (kết hôn) và phép tang, mong luật
sư có thể tư vấn giúp em ạ! Trường hợp là bên công ty có công nhân do bố chồng mất nên theo quy
định được nghỉ 03 ngày phép tang (03 ngày đó là thứ 3, thứ 4 và thứ 5), nhưng người công nhân này
chỉ nghỉ có 02 ngày là thứ 3 và thứ 4, đến ngày thứ 5 thì quay trở lại làm việc (chủ động quay lại,
không phải do công ty yêu cầu vào làm việc).

Vậy, xin hỏi luật sư công ty bên em phải chi trả như thế nào là đúng,
chỉ trả 02 ngày lương theo thực tế hay phải trả đủ 03 ngày lương mặc dù thực tế chỉ nghỉ 02 ngày ạ.
Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã
gửi yêu cầu tư vấn tới V-Law. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như
sau:

Căn cứ quy định tại Điều 116, bộ luật lao động 2012 về Nghỉ việc
riêng, nghỉ không hưởng lương:

“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ
chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động
có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Như vậy, căn cứ để người lao động nghỉ việc riêng và được hưởng
nguyên lương bao gồm: kết hôn, con kết hôn, bố, mẹ chết. Tùy từng tường hợp cụ thể, thời gian được
nghỉ là khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện là nghỉ việc để hưởng chế độ. Đối với trường hợp của
bạn, người lao động nghỉ việc do bố chồng mất thuộc trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn
hưởng nguyên lương 3 ngày, nhưng do thực tế họ chỉ nghỉ 2 ngày nên thời gian nghỉ hưởng nguyên
lương áp dụng là 2 ngày. Ngày thứ ba, người lao động đi làm thì tính lương làm việc bình
thường.

Về cách tính tiền lương khi nghỉ việc riêng:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP
thì:

“Điều 26. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động
trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng
tiền lương và khấu trừ tiền lương

2. Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày
nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày
nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật
Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm
việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao
động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng
có hưởng lương.”

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây