Trợ cấp thôi việc: Doanh nghiệp cần lưu ý những gì?

0
1345

Trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, mức trợ cấp chi trả trợ cấp thôi việc với mỗi người lao động là khác nhau phụ thuộc vào tiền lương và quá trình làm việc của người lao động. Do đó, mỗi người lao động cần nắm được quy định pháp luật lao động để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi nghỉ việc.

                                  Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

– Trợ cấp thôi việc là gì?

Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi nghỉ việc trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp.

Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc như sau: “Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này”.

Tiền trợ cấp
thôi việc
= ½ X Tiền lương để tính
trợ cấp thôi việc
X Thời gian làm việc để
tính trợ cấp thôi việc

 

Trường hợp người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc bao gồm:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc

Như vậy không phải bất kỳ người lao động nào có hợp đồng lao động chấm dứt theo các trường hợp nêu trên sẽ chắc chắn được hưởng loại trợ cấp thôi việc. Bên cạnh đó, người lao động phải đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên mới được xem xét tính trả trợ cấp. Đây được coi là điều kiện pháp lý đủ đối với trường hợp muốn hưởng trợ cấp thôi việc.

– Thời gian hưởng trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm (Khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019).

Trong đó:

  • Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
  • Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.

Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

– Những lưu ý doanh nghiệp cần biết về trả trợ cấp thôi việc

Căn cứ theo thời gian làm việc tính hưởng Trợ cấp đã được xác định và loại trợ cấp phải trả, doanh nghiệp tính mức chi trả trợ cấp đó cho người lao động, cụ thể như sau:

Trợ cấp thôi việc: với mỗi năm làm việc tính hưởng trợ cấp, người lao động nhận trợ cấp bằng ½ (một nửa) tháng tiền lương.

Tiền lương tính trả Trợ cấp là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi hợp đồng lao động chấm dứt.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp và người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên. Trường hợp đặc biệt, thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Doanh nghiệp hoặc người lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; (ii) Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Đặc biệt, nếu sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp mà chấm dứt hợp đồng lao động thì doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và thời gian người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp bị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng do người lao động đơn phương chấm dứt trái pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật sa thải thì thời gian làm việc theo hợp đồng lao động cuối cùng không được dùng để tính trợ cấp thôi việc.

Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của doanh nghiệp.

– Phương thức liên hệ với Công ty Luật TNHH Everest

Để được tư vấn nhanh nhất, khách hàng gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6198

Để gửi hồ sơ tư vấn tới luật sư, khách hàng vui lòng gửi qua email: info@everest.org.vn hoặc trang fanpage: https://www.facebook.com/EverestLawFirm

Để được đặt lịch tư vấn, làm việc trực tiếp với luật sư, khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại: 024 66 527 527 hoặc tổng đài 1900.6198.

Khách hàng có thể qua các địa chỉ sau để được tư vấn, hỗ trợ:

Chi nhánh Hà Nội: Số 319, phố Hồng Tiến, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội;

Chi nhánh Quảng Ninh: Khu tái định cư xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Xem thêm:

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây