Trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc và vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động

0
1218

Xin phép cho tôi hỏi một việc như sau: Tôi làm việc tại Công ty cổ phần T, thời gian từ tháng 4/1994 đến hết tháng 12/2015 thì tôi xin chấm dứt hợp đồng lao động.

Công ty đã có quyết định cho tôi nghỉ việc từ ngày 01/01/2016, trong
quyết định cho tôi nghỉ việc có ghi phần tiền trợ cấp thôi việc của tôi được hưởng là gần 40 triệu
đồng, nhưng chỉ thanh toán cho tôi khi nào tình hình tài chính của Công ty ổn định. Kể từ khi nghỉ
cho đến nay Công ty vẫn chưa thanh toán cho tôi khoản tiền trợ cấp thôi việc nói trên. Tôi cũng
chưa giử đơn đề nghị cho cơ quan chức năng nào để đề nghị can thiệp giải quyết. Vậy bây giờ tôi
muốn đề nghị Công ty cổ phần T thanh toán cho tôi khoản tiền trợ cấp thôi việc theo quyết định
nói trên có đúng pháp luật không? Thủ tục trình tự đề nghị như thế nào? Nếu Công ty vẫn không trả
thì tôi có thể khởi kiện ra tòa có đúng pháp luật không? Nếu đúng thì tôi phải đề nghị tòa án cấp
nào để giải quyết? (Như tôi được biết liên quan đến quyền lợi của người lao động, nếu như trong
vòng một năm mà không giải quyết được, không nhờ tòa án can thiệp, thì sau một năm có làm đơn kiện,
tòa án không giải quyết nữa). Rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ. Xin trân trọng cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tư vấn đến V-Law của chúng tôi, trường
hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc khiếu nại giải quyết tiền trợ cấp thôi
việc 

Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của
Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động
đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền
lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực
tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ
cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06
tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Ngoài ra, tại Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động quy định:

“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp
đồng lao động

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi
bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.”

Dựa vào các quy định trên, bạn có thể đối chiếu từng quy định với
trường hợp của mình sao cho phù hợp để có hướng giải quyết chính xác nhất, nhằm bảo vệ được quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.T
rong quyết định nghỉ việc có ghi phần tiền trợ cấp thôi việc của bạn được hưởng là gần 40 triệu,
nhưng chỉ thanh toán cho bạn khi nào tình hình tài chính của công ty ổn định và sau đó bạn
nghỉ việc một thời gian mà công ty vẫn không chịu thanh toán cho bạn khoản trợ cấp thì trước
tiên

n

ếu không nhận được các chế độ theo Điều 48 bạn làm đơn đề nghị gửi đến người sử dụng
lao độn

g yêu cầu giải quyết. Nếu công ty cố tình không giải quyết bạn hãy

gửi đề nghị đến Phòng Lao Động thuơng binh và xã hội huyện, quận nơi công ty bạn có trụ sở để bảo
vệ quyền lợi cho bạn. Nếu công ty vẫn kiên quyết không trả trợ cấp, bạn có thể làm đơn khởi
kiện gửi đến toàn án huyện/quận nơi công ty bạn có trụ trở để được giải quyết.


Thứ ba, vấn đề yêu cầu toà án giải quyết

Bộ luật lao động 2012 quy định:

“Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân
của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải
của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây
không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh
chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động;

…”

Như vậy, trường hợp của bạn thuộc Điểm b Khoản 1 Điều 201 là một
trong các trường hợp không cần phải qua thủ tục hòa giải mà có thể gửi đơn yêu cầu tòa án giải
quyết. Còn về thời hiệu yêu cầu giải quyết thì như bạn cũng đã tìm hiểu thì thời hiệu yêu
cầu tòa án giải quyết trong trường hợp của bạn là một năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi
bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Khoản 2 Điều 202 BLLĐ
2012).

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan
tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email
hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực
tuyến


1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây