Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có con nhỏ dưới 12 tháng

0
1193

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi xin hỏi tư vấn về kỷ luật lao động và thời hiệu sử lý kỷ luật lao động theo luật lao động 2012 . Cụ thể việc như sau công ty tôi có lao động vi phạm kỷ luật với hình thức sa thải với lý do vi phạm kỷ luật theo khoản 2 điều 126 luật lao động 2012 ,nhưng do thời điểm vi phạm cty chưa xử lý kỷ luật thì 1 tháng sau thời điểm sẩy ra vi phạm thì vợ của lao động đó sinh con nhỏ

vậy xin luật sư tư vấn cho tôi về thời hiệu xử lý kỷ luật và thời
gian kéo dài thời hiệu sử lý kỷ luật theo điều 124 luật lao động thì tính từ thời điểm vi phạm đến
hết thời hiệu nuôi con nhỏ của lao động đó là 13 tháng nhưng cty tôi vẫn áp dụng hình thức kỷ luật
sa thải cho lao động . Như vậy sau khi hết thời gian nuôi con nhỏ Và thời hiệu xử lý kỷ luật cũng
như thời hiệu kéo dài không quá 60 ngày như vậy có đúng quy định của luật lao động hay không . Xin
cảm ơn

Trả lời câu hỏi:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo điểm d khoản 4 Điều 123 Bộ Luật lao động 2012, nguyên tắc
xử lý kỷ luật lao động là không xử lý kỷ luật đối với người lao động trong thời
gian “lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động
nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”

Theo Khỏan 2 Điều 29 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một
số điều Bộ luật Lao động 2014 quy định:

 

“Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời
hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá
60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.”

Theo quy định trên thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với người lao
động sẽ được kéo dài hết ngày con của người lao động đủ 12 tháng tuổi cộng thêm 2 tháng nữa. Do vậy
trong thời gian 2 tháng kể từ ngày con người lao động đủ 12 tháng tuổi, công ty vẫn có quyền
kỷ luật người lao động đó.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan
tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email
hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực
tuyến


1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây