Thỏa thuận bảo mật thông tin với sức cạnh tranh của công ty

0
1390

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ, bí mật kinh doanh luôn là thế mạnh quyết định đến sức cạnh tranh của công ty. Do đó, ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên. Vậy quy chế bảo mật thông tin của công ty là gì?

quy chế bảo mật thông tin công ty
Luật gia Nguyễn Thị Mai – Công ty Luật TNHH Everest, tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc bảo mật thông tin và cạnh tranh không lành mạnh trong và ngoài công ty là vô cùng quan trọng, vì thông tin chính là tài sản vô giá của mọi doanh nghiệp.

Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (tên tiếng Anh là Non-Disclosure Agreement, hay còn gọi là Confidentiality Agreement). Tại Việt Nam, loại văn bản này còn có thể gọi là Hợp đồng bảo mật thông tin, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cam kết bảo mật thông tin, thỏa thuận không cạnh tranh…. NDA cũng có thể tồn tại dưới dạng là một điều khoản trong Hợp đồng lao động.

Khi người lao động làm việc liên quan đến các thông tin quan trọng, công ty cần phải rất thận trọng và chú ý vì có thể xảy ra trường hợp nhân viên của mình có thể sẽ sử dụng chúng cho mục đích riêng. Điều này làm rò rỉ các bí mật kinh doanh gây ảnh hưởng trầm trọng đến hình ảnh, quyền lợi và lợi ích của Công ty, chưa kể đến trường hợp việc rò rỉ thông tin này còn có thể kéo công ty vào vòng lao lý.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực lao động, hãy tham khảo tại: Luật lao đông việt nam 2021

Bảo vệ bí mật kinh doanh với thỏa thuận bảo mật thông tin

Bí mật kinh doanh được hiểu rộng là toàn bộ các thông tin mật quan trọng, giới hạn người biết, có ý nghĩa kinh tế cao và tạo lợi thể cạnh tranh trên thị trường, được hình thành từ quá trình hoạt động, vận hành, kinh doanh,… của công ty.

Còn theo quy định tại Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005, Bí mật kinh doanh là tất cả thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Bí mật kinh doanh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là ở thời đại của Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data) của chúng ta hiện nay. Thông tin của bí mật kinh doanh có thể được xem là tài sản quý giá của công ty. Nhờ các thông tin này mà công ty có một lợi thế cạnh tranh siêu việt trên thị trường đầy đối thủ tranh giành thị phần như tại Việt Nam.

Mặt khác, trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty sẽ thường phát sinh các “trục trặc” mà chắc chắn không muốn bất kỳ khách hàng, đối tác nào phát hiện vì điều đó có thể ảnh hướng xấu đến hình ảnh doanh nghiệp, dẫn đến các khiếu nại, phàn nàn, chê bai,… hay thậm chí là kiện tụng.

Việc một nhân viên nắm giữ thông tin mật là điều không tránh khỏi khi người đó đảm nhận các vị trí đặc thù mà buộc phải có các thông tin mật này để làm việc, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

Rủi ro về thông tin mật càng bộc lộ rõ rệt khi chính người lao động từng nằm giữ chúng nghỉ việc và quay sang làm cho đối thủ cạnh tranh khác hoặc tự mở công ty kinh doanh riêng trong cùng lĩnh vực, ngành nghề.

Ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin – phương cách tốt nhất bảo vệ bí mật kinh doanh

Có không ít các cách thức để bảo vệ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp trước các rủi ro vừa nêu nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nhìn ra. Thông thường, các chủ công ty thường đưa ra quy định bảo mật chung cho nhân viên trước khi bắt đầu đảm nhận công việc kèm theo bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế của Luật sư qua nhiều vụ việc về bí mật kinh doanh cho thấy rằng biện pháp này không thực sự hiệu quả.

Thỏa thuận bảo mật thông tin và hạn chế cạnh tranh chính là công cụ pháp lý hiệu quả để doanh nghiệp bảo vệ các thông tin quan trọng, bí mật kinh doanh của mình trước nguy cơ rò rỉ, mất mát, tổn thất. Đây là một loại hợp đồng ràng buộc người lao động giữ bí mật thông tin, không được tiết lộ bất kỳ tài liệu quan trọng nào ra bên ngoài hay sử dụng, lưu giữ cho mục đích riêng của mình.

Ngoài ra, tùy vào từng tình huống và mô hình hoạt động, kinh doanh của công ty mà mỗi văn bản thỏa thuận bảo mật thông tin công ty có thể có những quy định riêng biệt. Chẳng hạ như quy định cụ thể về các loại thông tin như thế nào thì cần được bảo mật, bảo mật trong thời gian bao lâu, các hành vi như thế nào sẽ vi phạm thỏa thuận này cùng những chế tài phù hợp cho từng hành vi cụ thể khi người lao động vi phạm?

Cần lưu ý một thỏa thuận bảo mật thông tin và hạn chế cạnh tranh đạt chuẩn cần phải ràng buộc các bên với những điều khoản vô cùng chi tiết và khoa học. Cụ thể như: định nghĩa thông tin mật, phương thức lưu giữ thông tin, phạm vi sử dụng thông tin, thời hạn bảo mật, quyền và nghĩa vụ chi tiết của các bên, chế tài đủ tính răn đe mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật về sở hữu trí tuệ….

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây