Tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động bị giữ sổ bảo hiểm xã hội

0
1482

Nội dung tư vấn:

Em có câu hỏi này rất mong được các anh chị giúp đỡ. Em làm việc tại công ty X từ tháng 7/2016. Đến

tháng 3/2017 thì em bắt đầu tham gia đóng bảo hiểm tại công ty. Công ty có tiến hành thủ tục mở sổ
mới cho em, và đóng tiền bảo hiểm hàng tháng cho em. Tuy nhiên, em ko được giữ sổ. Đến tháng 8/2017
do làm ăn thua lỗ nên công ty đã đóng cửa và chạy trốn. Về phía nhân viên, em không được nhận lại
sổ bảo hiểm của mình. Bây giờ em tham gia làm việc tại 1 công ty mới và có yêu cầu được cấp mới sổ
bảo hiểm. Tuy nhiên, bên hành chính nhân sự nói rằng họ không thể cấp mới do em đã có sổ bh cũ rồi
và yêu cầu em nộp lại sổ bh. Trong trường hợp em không đc giữ sổ bảo hiểm và ko biết công ty cũ
đóng bảo hiểm đến bao giờ hoặc nợ tiền bảo hiểm thì em phải làm gì để được cấp mới hoặc đóng tiếp
vào sổ bảo hiểm cũ ạ? Em cảm ơn anh chị rất nhiều ạ.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư
vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Khoản 2 Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014
quy định về quyền của người lao động:

Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội”

Đồng thời, Điều 21 Luật BHXH cũng quy định về Trách
nhiệm của người sử dụng lao động: “1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội,
đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng
trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng
một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a
khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động
tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã
hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội
cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp
đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp
luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên
quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng
bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao
động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội
của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật
này.”

Do vậy, với hành vi không trả sổ của công ty X, chị có thể làm đơn
khiếu nại đến cơ quan thanh tra BHXH hoặc khởi kiện ra Tòa để yêu cầu giải quyết vụ việc.

Đối với công ty mới, chị có thể làm hồ sơ cấp lại sổ BHXH theo
Khoản 1 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng

1.1. Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin
BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.”

Theo đó, thời hạn cấp lại sổ BHXH sẽ căn cứ vào Khoản 2 Điều
29 Quyết định 595/QĐ-BHXH
như sau: “Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm;
ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian
nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy
định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao
động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động
biết.”

Công ty mới có trách nhiệm nhận hồ sơ của người lao động, kê khai hồ
sơ, nộp hồ sơ, đóng tiền và nhận kết quả theo Khoản 1 Điều 23 Quyết định
595/QĐ-BHXH
:

1. Đơn vị sử dụng lao động

1.1. Nhận hồ sơ của người lao động theo quy định tại Điều 23,
Điều 27.

1.2. Kê khai hồ sơ

a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ
BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.

b) Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH, thẻ
BHYT: theo quy định tại Điều 27.

– Đối với người lao động nộp hồ sơ thông qua đơn vị: Lập Bảng kê
thông tin (Mẫu D01-TS).

– Đối với người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH: xác nhận Tờ
khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với người điều chỉnh họ, tên, chữ
đệm; ngày, tháng, năm sinh, giới tính đã ghi trên sổ BHXH.

c) Ghi mã số BHXH

– Đối với người tham gia đã được cấp mã số BHXH: ghi mã số BHXH
vào các mẫu biểu tương ứng.

– Đối với người tham gia chưa được cấp được mã số BHXH (kể cả
người tham gia không nhớ mã số BHXH): phối hợp cơ quan BHXH hoặc Bưu điện Văn hóa xã để cấp mã số
BHXH.

Lưu ý: Đơn vị có thể tra cứu mã số BHXH, mã hộ gia đình của người
tham gia tại địa chỉ: http://baohiemxahoi.gov.vn.

1.3. Nộp hồ sơ: nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH thông qua bưu
điện.

1.4. Đóng tiền: Nộp tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo
quy định tại Điều 7, Điều 16, Điều 19, Điều 22.

1.5. Nhận kết quả:

a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu
C12-TS) hằng tháng để kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải
quyết.

b) Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao
động (Mẫu C13-TS) để niêm yết công khai tại đơn vị.

c) Phối hợp với cơ quan BHXH/Bưu điện trả Sổ BHXH, Thẻ BHYT và
Thông báo mã số BHXH cho người lao động.”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email
hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây