Quan hệ pháp luật lao động và các yếu tố cấu thành

0
8847

Các thành phần của quan hệ pháp luật lao động gồm: Chủ thể của quan hệ lao động, nội dung của quan hệ lao động, khách thể của quan hệ lao động. Vậy quan hệ pháp luật là gì? Pháp luật quy định thế nào về chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ hợp đồng? Hãy tham khảo bài viết sau: 

Quan hệ hợp đồng là gì?
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Chủ thể của quan hệ lao động

Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm: Người lao động và người sử dụng lao động.

Người lao động

Người lao động là một cá nhân, có mong muốn và trực tiếp tham gia xác lập, thực hiện quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một người lao động được tuyển chọn vào quá trình lao động phải thật sự “có khả năng lao động”. “Khả năng lao động” của người lao động được thể hiện qua năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật của người lao động là khả năng một người nào đó được pháp luật quy định cho các quyền và buộc phải gánh vác những nghĩa vụ lao động. Năng lực pháp luật là loại năng lực khách quan, ở bên ngoài và không phụ thuộc ý chí chủ quan của người lao động, thậm chí kể cả người sử dụng lao động. Năng lực pháp luật lao động được thể hiện thông qua hệ thống các quy định của pháp luật, có thể bắt đầu hoặc khởi nguồn từ hiến pháp quốc gia.

Năng lực hành vi lao dộng là khả năng thực tế của một người lao động trong việc tạo ra, hưởng các quyền và gánh vác các nghĩa vụ lao động. Người lao động một mặt có thể thực thi được các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. Mặt khác, có thể tạo ra các quyền năng cụ thể cho mình mà pháp luật đã ghi nhận nhằm đạt được những giá trị, những lợi ích thiết thực cho bàn thân mình, những cái đã được đặt ra khi tham gia quan hệ lao động.

Người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động có thể là cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp. Có nhiều loại đơn vị sử dụng lao động, đó là: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Các cơ quan nhà nước; Các tổ chức xã hội; Các hợp tác xã; Các cá nhân và hộ gia đình là người Việt Nam; Các cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài và quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam. Trong số các đơn vị sử dụng lao động thì các doanh nghiệp có một vị trí đặc biệt và có vai trò to lớn.

Muốn tham gia quan hệ pháp luật lao động một đơn vị sử dụng lao động phải có năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi.

Năng lực pháp luật lao động là khả năng được pháp luật quy định cho các quyền nhất định để có thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Theo khoản 2 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Năng lực hành vi của người sử dụng lao động là khả năng của người sử dụng lao động trong việc tạo lập – gánh vác các quyền và nghĩa vụ trong quá trình tuyển dụng lao động. Nếu năng lực pháp luật được coi như là “dòng sông pháp lý” thì năng lực hành vi của chủ sử dụng lao động như là “con thuyền” do chính họ điều khiển. Do đó, điều cần thiết đối với chủ sử dụng lao động là khả năng thực tế của chính họ chứ không phải là những quyền năng mang tính lý thuyết.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực lao động hãy tham khảo: Luật lao đông việt nam

Khách thể của quan hệ lao động

Khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động. Người sử dụng lao động hướng tới với mục đích là “mua” được sức lao động của người lao động, còn người lao động hướng tới với mục đích là “bán” được sức lao động của mình. Cả hai bên trong mối quan hệ pháp luật này đều “hướng tới” sức lao động của người lao động với những mục đích trái chiều. Nhưng chính hai mục đích trái chiều ấy đã đặt các bên trong một mối quan hệ, buộc các bên phải có sự thống nhất nhất định trong cách hành xử. Đó chính là một trong những biểu hiện quan trọng và có tính triết học của quan hệ lao động: Sức lao động trở thành đối tượng của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của các chủ thể, là tiêu điểm thể hiện sự thống nhất và đối lập giữa các chủ thể.

Sức lao động (chứ không phải là lao động) với cả hai ý nghĩa: Là con người lao động và thao tác, tức là hành vi lao động là khách thể của quan hệ pháp luật lao động. Nhưng điều đặc biệt là ở chỗ chỉ có bản thân người lao động mới có thể bán được sức lao động của mình, bởi vì sức lao động gắn liền với cơ bắp, trí não, với những phẩm chất và giá trị nhân thân của từng người.

Khách thể quan hệ hợp đồng?
              Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Nội dung của quan hệ lao động

Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Trong mối quan hệ pháp luật lao động, người lao động và người sử dụng lao động có nhiều các quyền và nghĩa vụ, trong đó có những quyền và nghĩa vụ đối xứng nhau nhưng cũng có những quyền và nghĩa vụ không đối xứng với nhau. Tất cả các quyền và nghĩa vụ đó đều là các quyền, nghĩa vụ pháp lý, tức là được Nhà nước đảm bảo bằng pháp luật, có thể đưa các bên trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn trước toà án.

Khi tham gia quan hệ lao động, người lao động có các nghĩa vụ và các quyền cơ bản như: Tiến hành thực hiện công việc đã được thoả thuận hoặc được phân công bởi người sử dụng lao động; Tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động và chế độ kỉ luật lao động, chế độ trách nhiệm trong phạm vi công việc và công tác của mình; Được trả tiền lương và các loại phụ cấp theo thoả thuận, theo pháp luật; Được đảm bảo các điều kiện lao động theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật; Được quan tâm và tạo cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp; Được hưởng các phúc lợi chung và tạo điều kiện cho cuộc sống.

Đối với người sử dụng lao động, khi tham gia quan hệ lao động có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau: Được tự chủ trong việc giao kết hợp đồng lao động, sắp xếp bố trí lao động theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, cho thuê lao động theo pháp luật; Có quyền tổ chức cơ chế và tiến hành các hoạt động quản lý lao động; Có nghĩa vụ đảm bảo việc làm, trả lương cho người lao động theo thỏa thuận và theo pháp luật; Đảm bảo các điều kiện làm việc theo thỏa thuận và theo pháp luật; Tôn trong quyền tổ chức, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động; Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và theo pháp luật.

Bạn có thể tham khảo thêm về: Hợp đồng lao động

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây