Những lưu ý về khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

0
955

Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được tổ chức khám định kỳ theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BYT. Dưới đây là những lưu ý về khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Bài tư vấn pháp luật dân sự được thực hiện bởi: Luật gia Trần Đức Việt – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Đối tượng và thời gian khám định kỳ

Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp được tổ chức khám định kỳ

Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.

Ví dụ như: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp, Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp có thời gian khám là 12 tháng; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp có thười gian khám là 6 tháng;…

– Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động

Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 12 Thông tư 28/2016/TT-BYT:

– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

– Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

– Quy trình thực hiện

Khoản 1 Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BYT hướng dẫn quy trình khám định kỳ cho người mc bệnh nghề nghiệp như sau:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động

Hồ sơ được chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên.

Trước khi khám định kỳ cho người mc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi hồ sơ cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động.

Bước 3: Tiến hành khám định kỳ cho người lao động 

Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây