Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện gì?

0
1208
Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao
động khi có đủ các điều kiện gì? Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, xin luật sư cho hỏi về luật Tai nạn lao động. Tôi bị tai nạn
trên đường đi làm, tuy nhiên do tự ngã và phải đi cấp cứu nên ko có biên bản tai nạn cũng như sơ đồ
hiện trường. Vậy để giải quyết chế độ Tai nạn lao động thì tôi có thể xin giấy xác nhận tai
nạn giao thông của công an xã nơi bị tai nạn có được không? Sau tai nạn 3 tháng hiện tôi
vẫn chưa đi lại được, mong được sự hướng dẫn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V_Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Giải quyết vấn đề:

Tại Điều 42 và Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như
sau:

Điều 42. Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp

Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao
động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật
này.

Cụ thể bao gồm các đối tượng sau:

“- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của
người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong
tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu
hưởng l
ương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an
nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt
phí;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp
tác xã có hưởng tiền lương;”

Tại Đều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định điều kiện hưởng chế độ tai
nạn lao động như sau:

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao
động

“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều
kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau
đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời
gian và tuyến đườnghợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này.”

Do bạn cung cấp quá chung chung, do vậy, bạn cần xác định rằng nếu bạn là
một trong các đối tượng theo quy định tại Điều 42 Luật bảo hiểm xã hội 2014, bạn bị tai nạn giao
thông trên tuyến đường đi từ cơ quan về nhà trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý và bạn bị
suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thì bạn đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất
nghiệp.

 

1900.6198

Về hồ sơ giải quyết tai nạn lao động:

Tại Công văn 3647/BHXH-CSXH hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ TNLĐ, BNN
theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về hồ sơ và quy
trình giải quyết hưởng chế độ TNLĐ, BNN với người bị TNLĐ, BNN điều trị xong, ra viện từ ngày
01/7/2016 trở đi có quy định đối với hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bỏ thành phần hồ sơ quy định
tại Khoản 3, Khoản 6 Điều 14 Quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH
ban hành kèm theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/4/2016 và các văn bản hướng dẫn của
BHXH Việt Nam;

Theo đó, Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ bao gồm:

+ Sổ BHXH.

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ do người sử dụng lao động lập theo
mẫu số 05-HSB (bản chính).

+ Giấy ra viện sau khi đã Điều trị thương tật TNLĐ ổn định đối với trường
hợp Điều trị nội trú hoặc giấy tờ khám, Điều trị thương tật ban đầu đối với trường hợp Điều trị
ngoại trú.

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y
khoa (bản chính).

Không rõ thời điểm bạn xảy ra tai
nạn lao động là khi nào và bạn đã ra viện từ khi nào.
Do vậy, nếu bạn đã điều
trị xong, ra viện từ ngày 01/7/2016 thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên nộp trực tiếp cho
công ty để công ty bạn liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục giải quyết chế độ
tai nạn lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây