Mẫu biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động

0
1530

Xử lý vi phạm kỷ luật lao động là áp dụng hình thức trách nhiệm kỉ luật tương ứng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỉ luật, theo quy định của pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, việc xử lí kỉ luật lao động được tiến hành theo những quy định chung đối với công nhân viên chức nhà nước. Hiện nay, xử lí kỉ luật lao động đối với hai đối tượng trên được quy định khác nhau.

Đối với các lao động làm công theo hợp đồng, người có thẩm quyền xử lí vi phạm kỉ luật lao động là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền hợp pháp. Căn cứ để xử lí vi phạm kỉ luật lao động là hành vi vi phạm kỉ luật lao động, mức độ lỗi của người vi phạm và các quy định của pháp luật, các quy định hợp pháp trong nội quy lao động của đơn vị. Khi xử lí kỉ luật lao động, người sử dụng lao động phải tuân theo các nguyên tắc, thủ tục, thời hiệu luật định, phải tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở. Hình thức kỉ luật áp dụng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và nội quy lao động của đơn vị. Nếu phía người sử dụng lao động có hành vi kỷ luật lao động không đúng trình tự, thủ tục, không thực hiện đúng các quy định về kỷ luật lao động thì phía người sử dụng lao động sẽ có thể bi xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động và bảo hiểm xã hội.

Mẫu biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Nội dung Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động gồm thông tin về thành phần tham dự cuộc họp, lỗi vi phạm của người lao động, ý kiến các bên, kết luận và các nội dung khác liên quan, cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                          …., ngày…. tháng….. năm…..

BIÊN BẢN XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Cuộc họp xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động đối với ông (bà) bắt đầu lúc….. giờ… ngày… tháng…. năm……

Địa điểm tại:……………………

I. Thành phần dự họp gồm:

1. Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Theo uỷ quyền ngày…. tháng…. năm…. (nếu có văn bản uỷ quyền).

2. Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

3. Đương sự.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị làm việc:

Công việc đang làm:

4. Cha hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp, nếu đương sự dưới 15 tuổi.

Họ tên:

Chức danh:

Nơi làm việc hoặc nơi thường trú:

5. Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị công tác.

6. Người làm chứng (nếu có).

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị công tác hoặc nơi cư trú:

7. Người được người sử dụng lao động mời tham dự.

Họ tên:

Chức vụ hoặc chức danh:

Đơn vị công tác:

II. Nội dung:

1. Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc (cần ghi rõ các nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, nguyên nhân, hình thức kỷ luật lao động…. trong trường hợp đương sự không có bản tường trình thì người sử dụng lao động trình bày biên bản sự việc xảy ra hoặc phát hiện.

2. Người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động (cần ghi rõ một số nội dung) như: Hành vi vi phạm, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động….. Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất thì ghi mức độ thiệt hại (tính giá trị bằng tiền Đồng Việt Nam), phương thức bồi thường….

3. Người làm chứng (nếu có) cần trình bày cụ thể những nội dung có liên quan đến sự việc xảy ra.

4. Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành lâm thời trong đơn vị, người bào chữa cho đương sự, đương sự (cần ghi rõ việc người sử dụng lao động chứng minh lỗi của người lao động đúng hay sai với quy định của pháp luật).

5. Kết luận cuối cùng của người sử dụng lao động.

Hành vi vi phạm kỷ luật, mức độ vi phạm, hình thức kỷ luật lao động. Trường hợp bồi thường trách nhiệm vật chất: mức độ thiệt hại, mức bồi thường, phương thức bồi thường.

6. Bảo lưu ý kiến của các thành phần tham dự (nếu có).

7. Kết thúc cuộc họp vào lúc…. giờ….. ngày…. tháng…. năm……..

Đương sự

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

Đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở

(ký tên, ghi rõ họ, tên)

Thủ trưởng đơn vị

(ký tên, ghi rõ họ tên)

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây