Luật an toàn vệ sinh lao động 2015

0
1414
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định
việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao
động.


LUẬT

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;

Quốc hội ban hành Luật an toàn, vệ sinh lao
động.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn
của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an
toàn, vệ sinh lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử
việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ
trang nhân dân.

3. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao
động.

4. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo
hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

5. Người sử dụng lao động.

6. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác
an toàn, vệ sinh lao động.

Những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau
đây gọi chung là người lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như
sau:

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh là doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh.

2. An toàn lao động là giải pháp phòng,
chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con
người trong quá trình lao động.

3. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng,
chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con
người trong quá trình lao động.

4. Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an
toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con ngườitrong quá trình lao động.

5. Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật,
làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.

6. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao
động
 là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho
phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người,
tài sản và môi trường.

7. Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
nghiêm trọng
 là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện
rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc
liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.

8. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn
thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động.

9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do
điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

10. Quan trắc môi trường lao động là hoạt
động thu thập, phân tích, đánh giá số liệu đo lường các yếu tố trong môi trường lao động tại nơi
làm việc để có biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề
nghiệp.

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh
lao động

1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người
lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng
các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công
nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.

2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an
toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an
toàn, vệ sinh lao động.

3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong
các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức
xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao
động trong quá trình lao động.

4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao
động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ
sinh lao động.

5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự
nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho
người lao động.

Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao
động

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều
kiện an toàn, vệ sinh lao động.

2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao
động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các
yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.

3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người
sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện
chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.

 

1900.6198

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ
CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT V-Law:

Lưu ý: Văn bản pháp luật bạn đang tham khảo có thể
đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn hỗ trợ tra cứu hiệu lực của
văn bản, cách áp dụng văn bản pháp luật chính xác từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng
tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây