Hỏi về trường hợp bị tai nạn lao động

0
1181
Hỏi về trường hợp bị tai nạn lao động. Điều
kiện hưởng chế độ tai nạn lao động.


Tóm tắt câu hỏi bị tai nạn lao động:

Xin chào luật sư. Trường hợp của tôi có được tính
tai nạn lao động hay không? Tôi là công nhân sản xuất của công ty 100% vốn nước ngoài Nhật
Bản. Công việc của tôi làm hóa chất. Trong lúc làm việc có biểu hiện chóng mặt, chân tay bủn
rủn và mất sức dần. Khi công việc kết thúc tôi trở về nhà bằng xe của công ty đưa đón.
Khi tới bến xe tôi có biểu hiện nôn mửa và ngất được đưa cấp cứu. Tôi phải nằm viện 4 ngày để
điều trị. Đến nay tôi nhận sự thông báo từ trưởng phòng của công ty cho rằng công ty không có trách
nhiệm gì vấn đề của tôi.

Luật sư tư vấn bị tai nạn lao động:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ Điều 142 Bộ luật lao
động 2012: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực
hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Điều 12 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định tai
nạn lao động và sự cố nghiêm trọng như sau:

– Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất
kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình
lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải
lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn
bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

– Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn
xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm
việc về nơi ở.

– Tai nạn lao động được phân loại như
sau:

 

>>> Luật sư tư vấn pháp
luật lao động qua tổng đài:
 1900.6198

+ Tai nạn lao động chết người;

+ Tai nạn lao động nặng;

+ Tai nạn lao động nhẹ.

– Sự cố nghiêm trọng là tai nạn xảy ra trong quá
trình lao động (không bao gồm tai nạn lao động) gây thiệt hại lớn về tài sản của người lao động,
người sử dụng lao động.

Bạn có các biểu hiện như chóng
mặt, chân tay bủn rủn và mất sức dần có thể đây là do vấn đề vệ sinh thực phẩm, bệnh
tật không liên quan đến môi trường làm việc… thì không được coi là tai nạn lao
động.

Nếu bạn chứng minh được việc chóng mặt, chân tay bủn
rủn là do bị ảnh hưởng khi làm việc tại tại công ty do tiếp xúc trực tiếp với hóa chất thì có thể
coi đây là tai nạn lao động.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây