Hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ mới nhất

0
1176
Hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho lao động
nữ mới nhất năm 2019. Hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho lao động trong trường hợp đang trong thời
gian lao động hoặc đã nghỉ việc mới nhất 2019.


Chế độ bảo hiểm thai sản là một
trong các chính sách xã hội tạo điều kiện cho lao động nữ thực hiện thiên chức làm mẹ cũng như thực
hiện tốt công tác xã hội. Đây có thể nói là chế độ đặc thù bao gồm các quy định của Nhà nước nhằm
bảo hiểm thu nhập và bảo đảm sức khỏe cho người lao động nữ nói riêng khi mang thai, sinh con và
người lao động nói chung khi nuôi con sơ sinh.

Đầu tiên để được hưởng chế độ thai
sản lao động nữ cần đáp ứng được điều kiện sau: đóng đủ từ 06 tháng bảo hiểm xã hội trong 12
tháng trước sinh hoặc nhận nuôi con nuôi; trong trường hợp nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bệnh
viện thì phải có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và từ đủ 3 tháng trở lên
trong 12 tháng trước sinh.

Khi có đủ điều kiện thì lao động nữ
cần chuẩn bị hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản và trong tùy mỗi trường hợp thì hồ sơ yêu cầu
hưởng sẽ là khác nhau. Ví dụ như: đang trong thời gian làm việc và đã nghỉ việc hồ sơ khác nhau,
hưởng khám thai, sinh con, nhận nuôi con nuôi,… mỗi trường hợp lại cần chuẩn bị hồ sơ khác
nhau.

 

Tư vấn hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để hưởng bảo hiểm thai
sản mới nhất: 1900.6198

Phần 1. Lao động nữ hưởng
chế độ thai sản khác nhau thì sẽ cần chuẩn bị hồ sơ khác nhau 

Dựa vào Điều 101 Luật Bảo hiểm xã
hội 2014 và Điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH thì lao động nữ cần chuẩn bị giấy tờ như
sau:

Thứ nhất, Đối với
lao động nữ (bao gồm lao động nữ mang thai hộ) đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu
hoặc phá thai bệnh lý và người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai cần chuẩn bị một
trong giấy tờ:

Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường
hợp điều trị nội trú

Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối
với trường hợp điều trị ngoại trú (theo mẫu ban hành tại phụ lục số 12 kèm Thông tư
14/2016/TT-BYT)

Thứ hai, đối với
lao động nữ đang đóng bảo hiểm xã hội sinh con hoặc đối với chồng, người nuôi dưỡng trong
trường hợp người mẹ chết hoặc con chết sau khi sinh hoặc người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh không còn
đủ sức khỏe để chăm sóc con chuẩn bị giấy tờ gồm:

+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai
sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng
sinh;

+ Có thêm giấy tờ khác trong trường
hợp:

Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con
hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh
mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

Trường hợp mẹ chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của
mẹ;

Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về
việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai trong trường hợp lao động nữ khi mang thai phải nghỉ
việc dưỡng thai (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế);

Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về
tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con trong trường hợp
người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy
định của Bộ Y tế).

Thứ ba, đối với lao
động nữ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi lập hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm:

+ Giấy chứng nhận nuôi con
nuôi.

Thứ tư, đối
với lao động nữ mang thai hộ khi sinh con (bên mang thai hộ), hồ sơ hưởng chế độ thai sản
gồm:

+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai
sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng
sinh;

+ Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

+ Văn bản xác nhận thời điểm giao
đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

+ Có thêm giấy tờ khác trong các
trường hợp sau:

Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con
hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của lao động nữ mang thai hộ trong trường hợp con
chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

Trường hợp lao động nữ mang thai hộ sau khi sinh bị chết: Giấy
chứng tử hoặc trích lục khai tử;

Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền trong
trường hợp lao động nữ khi mang thai hộ phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (mẫu và thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế).

Thứ năm, đối với
lao động nữ là người mẹ nhờ mang thai hộ (bên nhờ mang thai hộ) hồ sơ hưởng thai sản bao
gồm:

+ Giấy khai sinh hoặc trích lục khai
sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng
sinh;

+ Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;

+ Văn bản xác nhận thời điểm giao
đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

+ Ngoài ra, có thêm những loại giấy
tờ khác nếu:

Trường hợp con chưa đủ 06 tháng tuổi bị chết: Giấy chứng tử hoặc
trích lục khai tử;

Trường hợp người mẹ nhờ mang thai hộ chết: Giấy chứng tử hoặc
trích lục khai tử;

Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về
tình trạng người mẹ nhờ mang thai hộ không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con (mẫu và thẩm quyền cấp
theo quy định của Bộ Y tế).

Lao động nữ nộp hồ sơ trên đến cơ
quan bảo hiểm để nhận trợ cấp thai sản là đủ? Câu trả lời là chưa, lao động nữ còn cần giấy tờ như
dưới đây mới có thể hưởng chế độ thai sản:

 

Để được tư vấn về chế độ bảo hiểm thai sản một cách chính
xác nhất, hãy gọi ngay: 1900.6198

Phần 2. Khi người lao động
trong thời gian làm việc và hết thời gian làm việc 

Lao động nữ đang trong thời gian làm
việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ giải quyết với cơ quan bảo hiểm xã hội để
người lao động có thể được hưởng chế độ thai sản. Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập những
giấy tờ dưới đây:

+ Bản chính danh sách người lao động
nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (theo mẫu C70a-HD ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH) do
người sử dụng lao động lập;

+ Danh sách người lao động tham gia
bảo hiểm xã hội (theo mẫu D02-TS ban hành kèm Quyết định 636/QĐ-BHXH).

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ gồm
giấy tờ trên do mình lập cộng với những giấy tờ do người lao động chuẩn bị như phần 1 tới cơ quan
bảo hiểm xã hội để lao động nữ được hưởng chế độ thai sản.

Còn nếu trường hợp lao động nữ đã
thôi việc, phục viên, xuất ngũ trước thời điểm sinh con, nhận con, nhận nuôi con nuôi dưới 06
tháng tuổi, tức không còn liên quan đến người sử dụng lao động, lúc này bên người sử dụng lao động
không có trách nhiệm phải chuẩn bị những hồ sơ trên cho người lao động. Phía bên lao động nữ tự
mình chuẩn bị hồ sơ như phần 1 cộng với Sổ bảo hiểm xã hội đã chốt nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội
có thẩm quyền để được hưởng chế độ thai sản.

Như vậy, hồ sơ để lao động nữ hưởng
chế độ thai sản là tất cả giấy tờ phân tích ở cả 2 phần trên.

Trên đây là những quy định mới nhất
về hồ sơ xin hưởng chế độ thai sản cho lao động nữ. Mọi thắc mắc hay các yêu cầu dịch vụ liên
quan về bảo hiểm hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp và hỗ trợ một cách tốt nhất. Một
số dịch vụ của Luật Dương gia trong lĩnh vực này như:

+ Tư vấn Luật bảo
hiểm trực tuyến miễn phí qua tổng đài 1900.6198

+ Tư vấn hoàn thiện hồ sơ hưởng thai
sản sau khi nghỉ việc

+ Cung cấp các biểu mẫu hoàn thiện
hồ sơ hưởng thai sản

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về bảo hiểm xã hội của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây