Giải quyết tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài

0
1278

Khi có mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài thì cần phải được giải quyết tranh chấp.

Trong hoạt động kinh doanh, tranh chấp xảy ra là ngoài sự mong muốn của các chủ thể khi  tham gia quan hệ hơp đồng. song tranh chấp kinh doanh là vấn đề tự nhiên và tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào, vấn đề là biết nhận diện, tiên liệu rủi ro và ngăn ngừa tranh chấp.

Giữa người lao động với người sử dụng lao động luôn có những mâu thuẫn nhất định và nhất là mối quan hệ lao động giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động nước ngoài càng có nhiều mâu thuẫn hơn.

Theo quy định tại Điều 73 Luật người Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam. Mâu thuẫn giữa người lao động với người sử dụng lao được giải quyết trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên xem trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau
về việc giải quyết tranh chấp hay giải quyết trường hợp một bên vi phạm.

Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả
thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước
ngoài.

Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.

Căn cứ trên cơ sở hợp đồng được ký kết giữa các bên mà một trong các bên có hành vi vi phạm quy định của Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây