Giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty không chấp nhận

0
1232

Giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động khi công ty không chấp nhận

Tóm tắt câu hỏi:

Trường hợp của tôi như sau, rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư! Ngày 01/03/2010 tôi được ký hợp đồng lao động 03 năm với Công ty Bảo hiểm Xuân Thành là nhân viên kinh doanh, làm việc tại văn phòng Hải Dương. Tháng 10/2012 tôi được Trưởng phòng Hải
Dương giao nhiệm vụ làm công tác – kế toán- thống kê.

Đến hết tháng 3/2013 hợp đồng của tôi đã hết hạn nhưng không ký tiếp nhưng Công ty Bảo hiểm Xuân Thành vẫn trả lương và đóng BHXH đến hết tháng 3/2013 thì dừng không đóng. Tháng 5/2013 Văn phòng của công ty ở Hải Dương đã dừng hoạt động. Trong quá trình dừng hoạt động tôi và lãnh đạo văn phòng Hải Dương đã đứng ra bàn giao tài sản và số công nợ hơn 100 triệu âm tiền nhà và tiền bảo hiểm xã hội từ năm 2010-2013. Từ tháng 5/3013 – 11/2013 tôi không được bố trí công việc nào khác, không được nhận lương. Tháng 11/2013 tôi có làm đơn xin nghỉ việc gửi Công ty Bảo hiểm Xuân Thành và Công ty Bảo hiểm Xuân thành gửi giấy triệu tập tôi lên làm việc để giải quyết đơn xin nghỉ việc của tôi và tôi đã có mặt theo đúng yêu cầu của Công ty. Nhưng đến hơn tháng sau tôi cũng không được giải quyết đơn theo nguyện vọng và tôi có làm đơn khiếu nại nhưng không có câu trả lời thỏa đáng. Tôi muốn hỏi làm thế nào để tôi có thể chấm dứt Hợp đồng lao động bên Xuân Thành để chuyển Công tác sang đơn vị mới? Xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Do sau khi hết hạn hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 năm bạn và công ty không ký tiếp một hợp đồng lao động khác nên việc bạn tiếp tục làm việc tại công ty nên theo quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 năm của bạn sẽ được chuyền thành hợp đồng lao động không xác định thời han.

Điều 22. Loại hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

….

Theo quy định bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và tiến hành thông báo trước ít nhất 45 ngày và nghĩa vụ của người sử dụng lao động được quy định như sau:

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.” ( khoản 2, khoản 3 Điều 47  Bộ luật lao động 2012)

Tại Điều 201 Bộ luật lao động quy định về trình tự, thủ tục giải quyết như sau:

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.

Như vậy bện nộp đơn lên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính  để hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải nếu hòa giải không thành bạn có quyền nộp đơn lên Tòa án yêu cầu giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình.

Lưu ý: Trên đây là nội dung tư vấn của V-law về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi – Số điện thoại liên hệ: 1900.6198 để được hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây