Đơn phương hay thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định pháp luật

0
1396

Cho mình hỏi , mình có người bạn vừa chấm dứt hợp đồng lao động với công ty ( thuộc vào hợp đồng vô thời hạn), thì sếp có ký duyệt cho nghỉ ,nhưng sau đó lại nói sẽ phạt bạn mình 45 ngày lương theo hợp đồng được ký giữa 2 bên, vì bạn mình đang trị bệnh chưa khỏi, và mình thì ko rõ về luật lắm cho nên gửi mail này đến V-LAw tư vấn sơ giúp mình nhé.

Trả lời tư vấn Đơn phương hay thỏa thuận chấm dứt hợp đồng:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi
yêu cầu tới V-Law! Yêu cầu của bạn được tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 37 Bộ luật  lao động 2012 quy định quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn:
“…3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45
ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Mặc dù người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có
quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (không yêu cầu sự xác nhận đồng ý của người lao động) với bất kỳ
lý do nào, nhưng bắt buộc phải báo trước ít nhất 45 ngày. Trường hợp tự ý nghỉ việc mà không báo
trước thì NLĐ phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 43 BLLĐ 2012:

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật

“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử
dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải
bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động
trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo
quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

Như vậy, nếu không báo trước 45 ngày trước khi đơn phương chấm dứt
HĐLĐ thì NLĐ có nghĩa vụ bồi thường cho NSDLĐ một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong
45 ngày không báo trước.

Đối với vụ việc của bạn, nếu sau khi tiếp nhận đơn xin nghỉ việc mà
NSDLĐ (sếp) xác nhận đồng ý cho nghỉ thì trường hợp trên được xác định chấm dứt HĐLĐ theo thỏa
thuận của các bên theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động chứ không phải đơn phương chấm
dứt HĐLĐ.

Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: “…3. Hai
bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động;…”.

Vậy, trường hợp NSDLĐ đã đồng ý cho nghỉ việc, sau đó lại yêu cầu bồi
thường số ngày không báo trước là không có căn cứ pháp luật.

Bạn có quyền yêu cầu NSDLĐ làm rõ quyết định yêu cầu bồi thường số
ngày không báo trước theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan
tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email
hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực
tuyến


1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây