Điều kiện xin đưa đi cải tạo lao động công ích

0
3193

Xét trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hình thức lao động công ích là phương pháp có tính nhân văn trong chính sách của Nhà nước ta. Người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc gồm: người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Hồ Thị Ngọc Ánh – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Quy định về lao động công ích

Lao động công ích là lao động để thực hiện những công việc vì lợi ích của cộng đồng, không đòi hỏi sự trả công, bao gồm nghĩa vụ lao động hàng năm và nghĩa vụ lao động trong trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh.

Theo pháp luật hiện hành, lao động công ích là nghĩa vụ của mỗi công dân, theo đó, công dân Việt Nam, nam từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến 35 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích, mỗi năm 10 ngày. Nếu người có nghĩa vụ lao động công ích không thể trực tiếp tham gia thì có thể đóng góp một khoản tiền nhất định theo quy định vào công quỹ. Những người trong diện phải thực hiện nghĩa vụ lao động công ích có thể được miễn thực hiện trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật.

Xét trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, hình thức lao động công ích là phương pháp có tính nhân văn trong chính sách của Nhà nước ta.

Quy định về biện pháp cải tạo lao động công ích

Pháp lệnh quy định về lao động công ích hiện tại đã bị bãi bỏ, cho nên hiện tại sẽ không áp dụng biện pháp này.

Đối với trường hợp người có hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe; vi phạm trật tự, an toàn xã hội của công dân thì trước tiên nên áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Nếu còn vi phạm, mức độ vi phạm là 02 lần trở lên trong 06 tháng thì sẽ bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Quy định về đối tượng được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

Điều 94 Luật Xử phạt hành chính năm 2012 quy định về đối tượng được đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc như sau:

(i) Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của  người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp  giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

(ii) Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người chưa đủ 18 tuổi; Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi; Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận”.

Căn cứ vào quy định này, những người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:

(i) Người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,phường, thị trấn;

(ii) Người vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

(iii) Người chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú ổn định.

Quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Khoản 5 Điều 90 Luật Xử phạt hành chính có quy định về đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên như sau: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây