Chế độ thai sản khi người sử dụng lao động nợ tiền bảo hiểm

0
1167

 

Hiện tại công ty e đang nợ bhxh 1 năm (2015). Bây giờ em có thai được 2 tháng mà không biết sang năm 2016 công ty đã đóng bhxh chưa? Nên em muốn đóng bhxh tự nguyện trước sinh để hưởng chế độ thai sản vậy có được không ạ. Và thủ tục phải như thế nào?

Nội dung tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới V-Law. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa
ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 : “Bảo hiểm xã hội tự
nguyện
 là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa
chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền
đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất
.”

Như vậy, theo quy định này thì bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ áp dụng với hai chế độ là hưu trí và
tử tuất chứ không được áp dụng cho chế độ thai sản. Vì vậy bạn không được hưởng chế độ thai sản khi
bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bên cạnh đó, do bạn đang làm việc tại công ty mà công ty đang nợ tiền bảo hiểm nên theo quy định
trong trường hợp người sử dụng lao động nợ BHXH thì các chế độ hưởng bảo hiểm xã hội cho người tham
gia đóng BHXH sẽ được xác nhận nhưng chưa được thanh toán.

Vì vậy, nếu bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm
xã hội 2014 là đã tham gia bảo hiểm xã hội được 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con thì
bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định và sẽ được bảo hiểm chi trả chế độ thai sản sau khi
công ty bạn đã thanh toán hết nợ cho bên bảo hiểm. Và để được hưởng chế độ thai sản bạn có thể yêu
cầu công ty làm hồ sơ gửi lên tổ chức bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ bao gồm:
Sổ bảo hiểm xã hội.
Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chế độ thai sản khi người sử dụng
lao động nợ tiền bảo hiểm
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn
vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây