Chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp tai nạn hàng tháng không?

0
1302

Người lao động bị tai nạn lao động thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng hay không? Quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động được pháp luật quy định như thế nào?

Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người bị tai nạn lao động không?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đối với trường hợp: “Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.

Do đó, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động. Tuy nhiên, cần lưu ý đến sức khỏe của người lao động hồi phục thì  người sử dụng lao động có thể xem xét và tạo điều kiện cho  người lao động trở lại làm việc tại công ty.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và mức bồi thường

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này, phải báo trước ít nhất 45 ngày.

Tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. 2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm. 3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc. 4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này”.

Do vậy, người sử dụng lao động phải trả tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Cách tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc” (khoản 2, khoản 3 Điều 46 Bộ luật lao động năm 2019)

Lưu ý thời gian làm việc được làm tròn theo Điều 14 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động như sau: “Từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng làm tròn thành ½ năm. Từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng làm tròn thành 1 năm”.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động, theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động năm 2019 thì bạn có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Mặt khác, đây là trường hợp bị tai nạn trong khi làm việc công trường đang thi công, do vậy đây là trường hợp tai nạn lao động. Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì người lao động còn được hưởng chế độ tai nạn lao động. Người lao động có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động một lần hoặc hàng tháng. Dựa trên tình trạng của người lao động.

Căn cứ theo quy định Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp chế độ tai nạn hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng được xác định theo khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau: ” Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở. Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó”.

Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ lúc người lao động điều trị xong và ra viện.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây