Các giấy tờ mà chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

thủ tục phá sản, giấy tờ kèm theo, đơn yêu cầu phá sản

0
1366
Các giấy tờ mà chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là những loại giấy tờ nào?


Điều 13 Luật phá sản năm 2004 quy định khi nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX đó. Chủ nợ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với nội dung đơn theo quy định của pháp luật. ngoài ra, Luật phá sản năm 2004 không quy định chủ nợ phải nộp kèm theo các giấy tờ nào khác. So với Luật phá sản DN 1993 thì Luật phá sản năm 2004 đã đơn giản hóa các điều kiện mà chủ nợ phải đáp ứng khi họ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX lam vào tình trạng phá sản từ đo tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ thực hiện quyền của mình. Chủ nợ chỉ phải có trách nhiệm gửi giấy đòi nợ cho Tòa án trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản.

Tuy nhiên, trên thực tế khi tòa án yêu cầu chủ nợ có thể phải nộp thêm các giấy tờ chứng minh được mình là người có quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tức là các giấy tờ chứng minh mình là chủ nợ có đảm bảo một phần hoặc là chủ nợ không có đảm
bảo

  • Các giấy tờ mà người lao động phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đại diện người lao động cử hoặc đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lên Tòa án. Nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 14 Luật phá sản năm  2004. Ngoài đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, pháp luật không có quy định về các giấy tờ mà người lao động phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Khi doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì sẽ tác động đến quyền lợi hợp pháp của người lao động, thông thường khi đó họ không được trả lương, vì vậy đời sống của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện nay Nhà nước luôn quan tâm đến lợi ích người lao động, chính vì vậy việc quy định thủ đơn giản, nhanh gọn đối với người lao động khi họ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX khi doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản chính là tạo điều kiện thuận lợi để người lao động bảo vệ quyền lợi của mình.

Cũng như chủ nợ thì trên thực tế khi Tòa án yêu cầu thì đại diện người lao động có thể phải có các giấy tờ chứng minh cũng như các giấy tờ thể hiện quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

  • Các giấy tờ mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật phá sản năm  2004 thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các loại giấy tờ sau:

Thứ nhất, về báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.

Điều 3 quy định: “Doanh nghiệp, HTX không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chứng minh doanh nghiệp có đang lâm vào tình trạng phá sản trên thực tế hay không. Bản báo cáo này sẽ chỉ ra sự cân bằng giữa doanh thu và và chi phí trong từng kì kế toán, nó phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông qua bản báo cáo có thể đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp: đang làm ăn phát đạt hay kinh doanh thua lỗ. Vì vậy, việc quy định phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là rất cần thiết. Điều này chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền về tình trạng không trả được nợ của doanh nghiệp thông qua giải trình nguyên nhân, hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là dấu hiệu đầu tiên cần được làm rõ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì chỉ khi chứng minh được rằng doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán nợ thì mới đủ điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét nên hay không
nên giải quyết cho doanh nghiệp được phá sản.

Thứ hai, Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Với nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay Báo cáo các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhưng
không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho thấy doanh nghiệp đã tích cực trong việc khắc phục tình trạng này, đồng thời nó phản ánh tình trạng không thể phục hồi của doanh nghiệp, việc lâm vào tình trạng phá sản là không thể tránh khỏi và buộc phải mở thủ tục phá sản.

Thứ ba, Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được.

Việc xác định phạm vi khối tài sản mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ và là cơ sở để Tòa án quyết định phương hướng giải quyết một vụ phá sản trên thực tế. Việc kiểm kê tài sản  nhằm đánh giá đúng giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, qua đó chứng minh rằng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ. Việc kê khai chi tiết tài sản của doanh nghiệp cũng tránh được việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản hoặc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế gây thiệt hại cho những người có quyền lợi liên quan.

Thứ tư, Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm và danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm.

Danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ giúp Tòa án nắm rõ những chủ nợ của doanh nghiệp và những người đang mắc nợ doanh nghiệp để giúp cho Tổ thanh quản lý, thanh lý tài sản do Tòa án lập ra lập danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ để niêm yết tại
trụ sở của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Thông qua danh sách chủ nợ mà doanh nghiệp phải nộp kèm theo, Thẩm phán có thể triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ để quyết định các vấn đề liên quan đến chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ.

Danh sách chủ nợ, người mắc nợ còn đảm bảo tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình xử lí tài sản, biết được thứ tự thanh toán nợ.

Thứ năm, danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp.

Danh sách các thành viên liên đới chịu trách nhiệm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp. nó thể hiện rách nhiệm liên đới của các thành viên trong công ty, xử lí các khoản nợ của doanh nghiệp phá sản.
Qua đó biết được quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty: chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp.

Ngoài ra, việc ban hành các giấy tờ trên còn thể hiện rằng Luật phá sản 2004 đã khắc phục những hạn chế của Luật Phá sản  DN năm 1993 trước đó là mở rộng khả năng đòi nợ của các chủ nợ khi đưa ra khái niệm phá sản đã đoạn tuyệt với nguyên nhân khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thời hạn thua lỗ. “Không đủ tiền và tài sản để thanh toán
các khoản nợ đến hạn bất luận vì lý do gì mà không thể khắc phục được thì đều được coi là đã lâm vào tình trạng phá sản”.

  • Các giấy tờ mà HTX lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Các giấy tờ mà HTX lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật phá sản năm 2004, quy định này được áp dụng cho cả doanh nghiệp và HTX.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây