Bị tai nạn lao động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội xử lý như thế nào?

0
1250
Bị tai nạn lao động nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội xử lý như thế nào? Chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.


Tóm tắt câu hỏi:

Em xin hỏi luật sư về vấn đề này: Em gái em đang là sinh viên năm 2. Kỳ nghỉ hè có đi làm thêm thời vụ cho công ty bên xây dựng.không may bi tai nạn rơi từ tầng 5 xuống bi gãy chân và đa chấn thương đươc cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Khoảng 2-3 ngay sau công ty cho người đến xin gia đình viết giấy bãi nại và cam kết thanh toán chi phí khám chữa bệnh để công trình tiếp tục được làm việc. Trong lúc đang hoang mang thêm lời hứa hẹn của công ty nữa nên anh trai của nạn nhân đã viết đơn bãi nại. Vậy giờ em xin hỏi luật sư.Trong bản cam kết của công ty không có đề cập đến bồi thường tỉ lệ thương tật. Bên gia đình em có quyền đòi công ty bồi thuong đươc không. Và giấy bãi nại có cần xác nhận của công an và cả 2 bên mới có hiệu lực hay không. Em mong luật sư trả lời sớm dùm em Em xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty V-law. Với thắc mắc của bạn, V-law xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Trong trường hợp của em gái bạn, khi tham gia giao kết hợp đồng mùa vụ nên không thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ Khoản 2, Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP thì Người lao động bị tai nạn lao động trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm như sau:

“2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm: 

a. Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động năm 2012; 

b. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;

c.  Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động năm 2012; 

d. Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động. “

Ngoài ra, Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động năm 2012. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.

Và căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 145, Bộ luật lao động năm 2012 thì Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

–   Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

–   Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên.

Đơn bãi nại được hiểu là văn bản xin rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu và đề nghị Đình chỉ Điều tra/Đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án. Và đơn bãi nại phải do người bị hại ký tên. Tuy nhiên, theo quy định cuả pháp luật hình sự thì không phải mọi trường hợp có đơn bãi nại của người bị hại thì đều không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ có một số tội danh quy định tại Điều 105 Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003.

Trong trường hợp của bạn, anh trai bạn đã ký vào đơn bãi nại thì đồng nghĩa với việc không yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định đối với trường hợp các tội danh tại Điều 105, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Còn vấn đề giữa em gái và người sử dụng lao động là về bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực dân sự. Người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trên. Nếu người sử dụng lao động không thực hiện đúng nghĩa vụ trên thì em gái bạn có thể tố cáo ra cơ quan công an hoặc khởi kiện tới tòa án nhân dân cấp quận, huyện để xử lý vấn đề này.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây