Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

0
1274

Tôi sinh ngày 14/06/1964 đã tham gia công tác trong ngành BCVT tháng 11/1980 và đã đóng bảo hiểm liên tục từ 11/1980 đến 4/2015. Đến 01/5/2015 tôi nghỉ việc theo chế độ mất sức lao động vậy tôi có bị trừ phần trăm do chưa đủ 60 tuổi không. Nếu có trừ bao nhiêu phần trăm, kính mong Công ty tư vấn. Trân trọng cảm ơn !

>> Tư vấn quy định về hưởng lương hưu qua tổng
đài: 1900.6198

Trả lời tư vấn: 

Cảm ơn bác đã tin tưởng và
gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bác chúng tôi tư vấn như
sau:

Tại Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP có quy
định:

“Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được quy định như sau:

Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61%
trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định
tại Điều 26 Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

2. Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì
không kể tuổi đời.”

Tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP Nghị định hướng dẫn
một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được
tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%”

 

>> Giải đáp thắc mắc về chế độ hưu trí, gọi: 1900.6198

Tại điểm a và điểm b Mục IV.3 Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH Thông
tư hướng dẫn một số điều của Nghị định 152/2006/NĐ-CP có quy định:

“a) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã
hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức
tối đa bằng 75%.

b) Mức lương hưu hằng tháng theo Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được hướng dẫn như
sau:

– Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng đối với người nghỉ hưu trước tuổi được tính như quy định tại
điểm a khoản này. Nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Trường
hợp tuổi nghỉ hưu có tháng lẻ thì được tính tròn thêm một tuổi.

– Đối với người nghỉ hưu theo khoản 1 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 60
đối với nam và tuổi 55 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.

– Đối với người nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 27 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP thì lấy mốc tuổi 55
đối với nam và tuổi 50 đối với nữ để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi quy định.”

Theo thông tin bác cung cấp, bác sinh ngày 14/06/1964 tính đến thời
điểm bác nghỉ việc (01/5/2015) bác được 50 tuổi 11 tháng. Như vậy, theo quy định trên, bác sẽ được
tính tuổi nghỉ hưu là 51 tuổi.

Ngoài ra, bác đã tham gia đóng BHXH từ tháng 11/1980 đến tháng
4/2015, như vậy, bác đã tham gia đóng BHXH được 34 năm 5 tháng. Do đó, tỷ lệ lương hưu hàng tháng
của bác sẽ được tính như sau:

+) 15 năm đầu tính bằng 45%;

+) Từ năm thứ 16 đến năm thứ 34,5 là 20,5 năm, tính thêm: 20 x 2% = 41%;

=> Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bác là: 45% + 41% = 86%. Tuy nhiên, pháp luật quy định
mức tối đa là 75%. Do vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bác chỉ tính là 75%.

+) Bác làm việc trong ngành BCVT nên độ tuổi nghỉ hưu theo quy định là 60 tuổi

=> Pháp luật có quy định mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi thì tỷ lệ hưởng lương hưu giảm đi 1%. Như
vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bác là: 75% – 9% = 66%.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây