Tư vấn về rút hồ sơ đi lao động ở nước ngoài có được lấy lại tiền đặt cọc không?

0
1212

Nội dung câu hỏi:

Tôi đang gặp vấn đề rắc rối về vấn

đề tiền cọc. Tôi đã tham gia thi tuyển lao động tại Nhật Bản và đã đỗ đơn hàng. Sau khi đỗ đơn hàng
tôi đã đóng cho công ty là 15 triệu tiền học và 2000 Usd tiền cọc. Trong quá trình học suốt 3 tháng
thì tôi đã nhận được bản hợp đồng trong đó ngày dự kiến bay bị chậm 3 tháng và số tiền lương cũng
ít hơn tư vấn tôi muốn hỏi gia đình nhưng công ty không cho phép tôi mang sđt vào và bắt học sinh
kí. Tôi đã kí vào bản hợp đồng đó và hiện nay tôi muốn rút hồ sơ thì công ty lại không trả lại tôi
số tiền cọc trên. Hiện tại tôi chỉ có bản cam kết đóng tiền cọc thôi mong luật sư tư vấn giúp
tôi.

Trả lời tư vấn:

Cảm
ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn
như sau:

Theo điểm b khoản 2 điều 5 của Thông tư số
21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng quy định:

Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được thu tiền dịch vụ và tiền môi giới
của người lao động sau khi ký Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao
động và người lao động được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập
cảnh (visa)”.

Theo như thông tin bạn cung cấp, sau khi đã đỗ đơn hàng nhưng
nhận thấy công ty không đảm bảo tiền lương như khi giao kết và có hành vi ép buộc tiếp tục thực
hiện các cam kết thì bạn không có nhu cầu làm việc ở nước ngoài nữa thì yêu cầu rút hồ sơ
của bạn là hoàn toàn hợp pháp. Như vậy, doanh nghiệp chỉ được thu tiền môi giới của người lao động
sau khi ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo người lao động thực hiện hợp đồng, bên doanh
nghiệp dịch vụ đã yêu cầu người lao động nộp 2000usd tiền đặt cọc.

Tại Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc như
sau:

“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho
bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá
trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực
hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt
cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ
chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận
đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và
một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Nếu giữa bạn và công ty có thỏa thuận đặt cọc và lập thành văn bản
thì khi bạn từ chối việc đi xuất khẩu lao động thì khoản tiền bạn đã đặt cọc sẽ thuộc về phía bên
công ty dịch vụ. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được khi ký thỏa thuận đặt cọc có sự cưỡng ép không
tự nguyện thì có thể yêu cầu tuyên thỏa thuận đặt cọc vô hiệu và yêu cầu công ty trả lại số tiền
2000 USD này.

Do đó, theo chúng tôi trước hết bạn nên tới công ty yêu cầu được
nhận lại các Giấy tờ, tài liệu của mình. Nếu công ty kiên quyết không trả, bạn có quyền làm đơn
khiếu nại tới Sở lao động thương binh và xã hội nơi Công ty có trụ sở chính hoặc bạn có quyền Khởi
kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây