Tư vấn về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có lý do chính đáng

0
1158

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Kính gửi Luật sư! Tôi đã làm việc tại công ty cổ phần X được hơn 8 năm

và giữ nhiều chức vụ quan trọng tại công ty.

Ngày 6.10 tôi có nộp đơn xin thôi việc và đơn xin nghỉ trước thời gian cụ thể ngày 30.10. Vì đã ký
hợp đồng không xác định thời hạn nên thời gian được phép nghỉ theo luật là phải báo trước 45 ngày.
Nhưng vì việc riêng tôi muốn xin nghỉ trước thời hạn và có trình bày trong đơn rõ ràng với lý do về
nhà chăm con 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, phía công ty có xem và phản hồi miệng là không đồng ý vì cần
tuyển người và bàn giao công việc. Vị trí tôi đang đảm nhiệm là P. Giám đốc chi nhánh.
Đến ngày 19.10 tôi có gọi điện thoại để xin Giám đốc nhân sự và Tổng Giám Đốc về việc giải quyết
cho tôi được nghỉ trước thời hạn nhưng đều nhận được câu trả lời là không đồng ý vì đó là nguyên
tắc công ty và vì vị trí của tôi đang đảm nhiệm khá quan trọng. 11h cùng ngày tôi có viết mail để
xin Chủ tịch hội đồng quản trị với nội dung cảm ơn công ty và thông báo sắp xếp người để bàn giao
công việc đồng thời thông báo đến ngày 30.10 nếu công ty không giải quyết cho nghỉ thì tôi sẽ nghỉ
ngang mà không nhận bất cứ khoảng lương nào từ công ty. Đến 15h cùng ngày tôi nhận được điện thoại
của Tổng Giám đốc và Giám đốc nhân sự thông báo là công ty sa thải với lý do không phù hợp với văn
hóa công ty và cho là tôi vượt cấp trong khi tôi đã tiến hành xin theo trình tự từ thấp đến cao.
Đồng thời yêu cầu tôi ra khỏi công ty ngay lập tức trong ngày hôm đó. Hiện tại tôi đang hưởng
chế độ nuôi con nhỏ hơn 12 tháng.
Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp bị sa thải như vậy thì công ty có đúng không và tôi được hưởng
những gì. Hiện tại tôi chưa nhận quyết định hay các khoản gì của công ty.
Hiện tại công ty đang giữ bằng cấp của tôi không trả tôi phải làm thế nào để lấy lại.  Mong
luật sư xem xét giúp đỡ. Trân trọng cảm ơn !

Trả lời tư vấn:

V-law cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như
sau:

Thứ nhất, việc công ty sa thải là đúng
hay sai?.

Theo quy định tại điều 126 bộ luật lao động 2012 quy
định
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động
áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý
gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công
nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm
trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao
động;
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng
lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái
phạm.
Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm
đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01
tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên
tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền
và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy,công ty ra quyết định sa thải bạn với lý do không phù hợp
với văn hóa công ty và nộp đơn xin nghỉ việc vượt cấp trong khi bạn đã tiến hành xin theo
trình tự từ thấp đến cao là không đúng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, nhận lại văn bằng như thế nào?
Theo quy định tại điều 20 luật lao động 2012 quy định: “Những
hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của
người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm
bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động
.
Theo đó, bạn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động trả lại văn
bằng cho bạn. Trong trường hợp,  bên công ty không trả lại  văn bằng cho bạn, công ty sẽ
chịu các chế tài theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 5 nghị định
95/2013 :
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với
người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của
người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền
hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng
chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều
này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao
động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp
dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối
với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Thứ ba, quyền lợi bạn được hưởng. 
Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động,
bên phía người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả tiền lương tương ứng với số ngày bạn làm
việc; đồng thời có trách nhiệm trả  trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người
sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động( điều 47 luật lao động 2012).
Mặt khác, bạn sẽ được nhận khoản trợ cấp thôi việc theo quy định
tại điều 14 nghị định 05/2015 quy định
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi
việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho
mình từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5,
6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
 để được hỗ trợ kịp
thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây