Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ

0
1189

Nội dung câu hỏi:

Dear Luật sư! E có một câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp vs ạ: E đã ký hợp đồng không xác định thời hạn vs công ty nhưng do Lý do gia đình nên ko thể tiếp tục làm việc được nữa nên e viết đơn xin nghỉ việc vì do là hợp đồng không xác định thời hạn nên e phải viết đơn trước 45 ngày.

Nhưng đến nay khi e nhận được sổ bảo hiểm và quyết định thôi việc thì công ty lại ghi ở quyết định là cá nhân

trên không được trợ cấp thôi việc. Vậy xin hỏi luật sư là e có được hưởng trợ cấp thất nghiệp ko ạ?
E xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào
anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến V-law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự
thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Thứ nhất, về quyền đơn phương chấm dứt
HĐLĐ của NLĐ
Nếu anh/chị
làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải thực hiện việc báo
trước khi nghỉ việc doanh nghiệp 45 ngày. Trường hợp này, nếu anh/chị đã có viết đơn xin nghỉ việc
và tuân thủ thời gian báo trước 45 ngày thì được coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật. Khi đơn
phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật thì doanh nghiệp phải thanh toán tiền công, tiền lương, tiền thưởng
nếu có, tiền phép năm nếu chưa nghỉ, trợ cấp thôi việc( nếu có) và chốt sổ BHXH và trả
sổ BHXH.
Thứ hai, về việc chi trả trợ cấp thôi
việc
Theo quy
định tại điều 48 BLLĐ năm 2012 quy định đối với trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật
được hưởng trợ cấp thôi việc khi có thời gian việc thực tế tại doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở
lên.
Thời gian
tính hưởng trợ cấp thôi việc = thời gian làm việc thực tế – (thời gian đã tham gia BHTN + thời gian
đã chi trả trợ cấp thôi việc nếu có)
Theo quy
định, từ ngày 1/1/2009 tất cả các doanh nghiệp phải tham gia BHTN cho NLĐ. Do anh/chị không đề câp
rõ quá trình anh/chị làm việc tại doanh nghiệp này nên chúng tôi không thể xác định cụ thể. Anh/chị
tham khảo quy định trên và áp dụng vào trường hợp của mình.
Lưu ý:
Đối với những trường hợp, khi bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp đã được đóng BHTN thì
khi nghỉ việc, thời gian tính làm việc thực tế bằng thời gian đóng BHTN do đó thời gian tính hưởng
trợ cấp thôi việc bằng 0.
Ví dụ: A bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp X từ ngày 1/1/2010, được khai báo đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng
1/2010. 1/1/2016 A đơn phương chấm dứt HĐLĐ  đúng luật và theo quy định đủ điều kiện hưởng trợ
cấp thôi việc. Tuy nhiên, vì thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp bằng thời gian đóng BHTN
nên thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc bằng 0.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nếu còn vướng mắc, chưa
rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây