Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của người lao động như thế nào?

0
1622

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, em gặp 1 số rắc rối về vấn đề hợp đồng lao động và mong muốn luật sư tư vấn giúp em ạ. Em có ký 1 hợp đồng lao động với nội dung như sau ” Mức độ đền bù nếu nghỉ việc trước thời hạn ( dù bất cứ lý do gì) sau khi đã tham gia các kháo huấn luyện trong và ngoài nước

• Đền bù đầy đủ chi phí các khóa huấn luyện kể từ khi bắt đầu làm
việc kể cả thời gian thử việc. • Đối với một khóa đào tạo trong nước, thời gian phải làm việc ít
nhất 12 tháng. • Đối với một khóa đào tạo ngoài nước, thời gian phải làm việc ít nhất 36 tháng. ”
Trong thời gian thử việc ( 3 tháng) em có tham gia 1 khóa hoc trong nước nhưng khóa học vẫn chưa
hoàn thành . Em ký hợp đồng lao động được hơn 1 tháng thì bên công ty đơn phương cho e nghỉ việc mà
không có bất cứ văn bằng hay email cho nghỉ nào. Bây giờ em lên lấy sổ bảo hiểm thì bên công ty yêu
cầu em đền bù khóa học. Em không hiểu là mình có phải đền bù không, rất mong luật sư tư vấn giúp
em. Em xin chân thành cảm ơn

Trả lời tư vấn: 

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi
đề nghị tư vấn đến V-Law, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị
chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 43 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của người
lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“…3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho
người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.

 

Điều 62 BLLĐ 2012 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng
lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề:

 

“1. Hai bên phải ký kết hợp
đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề,
đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do
đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

 

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm
thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

 

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải
có các nội dung chủ yếu sau đây:

 

a) Nghề đào
tạo;

 

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn
đào tạo;

 

c) Chi phí đào
tạo;

 

d) Thời hạn người lao động cam
kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

 

đ) Trách nhiệm hoàn trả
chi phí đào tạo;

 

e) Trách nhiệm của người sử
dụng lao động.

 

3. Chi phí đào tạo bao gồm các
khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy,
thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi
đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong
thời gian ở nước ngoài”.

 

Điều 302 BLDS 2005 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân
sự:

 

“1. Bên có nghĩa vụ mà không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có
quyền.

 

2. Trong trường hợp bên có
nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu
trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác.

 

3. Bên có nghĩa vụ
không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn
do lỗi của bên có quyền”.

 

Bộ luật lao động hiện chỉ quy định trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
nghề đối với NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Mặc dù vậy, do hợp đồng đào tạo bản
chất là quan hệ dân sự nên các bên có quyền và nghĩa vụ thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận,
trong đó có điều khoản về thời gian NLĐ cam kết phải làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào tạo; trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

 

Vậy, trường hợp mặc dù NLĐ không chấm dứt HĐLĐ trái luật; hoặc NSDLĐ đơn
phương chấm dứt,… thì NLĐ vẫn phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo khi có lỗi. Tuy
nhiên, nếu có cơ sở chứng minh bên có quyền (NSDLĐ) hoàn toàn có lỗi dẫn tới việc NLĐ không
thực hiện được nghĩa vụ của mình thì không phải thực hiện nghĩa vụ hoàn trả. Cụ thể đối với trường
hợp trên, NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật có thể được xác định là trường hợp bên có
quyền hoàn toàn có lỗi làm cho bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ thì NLĐ không phải hoàn
trả chi phí đào tạo.

Đối với trường hợp còn lại, NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo nhưng có
tính tới yếu tố lỗi, hay thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ, các căn cứ khác trong hoàn cảnh cụ
thể,…

 

Anh/chị tham khảo để
giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui
lòng
liên hệ luật sư tư vấn trực
tuyến qua điện thoại, bằng cách
 gọi 1900.6198
 để được giải đápl.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây