Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động bị tai nạn lao động

0
1458
Trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao
động bị tai nạn lao động. Các mức hỗ trợ, bồi thường tai nạn lao động cho người lao
động?


Người lao động sẽ được bồi thường tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp khi
bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trừ trường hợp tai
nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo
kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động (kể cả trường hợp người lao động bị tai nạn khi
thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi
doanh nghiệp cho dù do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai
nạn).

Mức bồi thường và nguyên tắc bồi thường được quy định chi tiết tại điều 3
của Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế
của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như
sau:

Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp

2. Nguyên tắc bồi thường:

a) Việc bồi thường đối với người lao động bị tai nạn lao động được thực
hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ
tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực
hiện từng lần theo quy định sau:

– Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn
thương cơ thể) trong lần khám đầu;

– Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động
tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định
lần trước liền kề.

3. Mức bồi thường:

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy
định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này được tính như sau:

a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm
khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp;

b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng
lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được
cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục 2 ban hành
kèm theo Thông tư này:

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Trong đó:

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở
lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến
10%;

– a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;

– 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng
1%.

 

1900.6198

Theo quy định trên thì mức bồi thường của người sử dụng lao động khi người
lao động bị tai nạn lao động trên 30% sẽ được tính theo công thức :

Tbt = 1,5 + {(a – 10) x 0,4}

Và theo nguyên tắc bồi thường : Việc bồi thường đối với người lao động bị
tai nạn lao động được thực hiện từng lần. Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần
đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây