Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động khi không có hợp đồng lao động

0
1300
Bồi thường tai nạn lao động khi không có hợp
đồng lao động. Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, điều kiện bồi thương tại nạn lao động đối
với lao động thuê thời vụ.


Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư. Ở chỗ tôi đang xây dựng công trình Nhà văn hóa xã, chủ doanh
nghiệp xây dựng sử dụng lao động để phụ vữa, lắp rắp giàn giáo không may ngã từ tầng II xuống bị
gãy cổ. Không có hợp động lao động. Vậy tôi xin hỏi chủ sủ dụng lao động có phải chi phí phẫu
thuật, điều trị, bồi thường cho người lao động không?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Tại Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao
động như sau:

Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao
động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và
người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc
giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao
động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới
12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp
đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng
người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh
sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao
động”.

Tại Điều 142 Bộ Luật lao động 2012 quy định về tai nạn lao
động:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền
với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử
việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu
đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm
trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ
theo quy định của Chính phủ”.

Theo quy định này thì người lao động bị tai nạn khi đang trực tiếp lao động
tại công trình Nhà văn hóa xã do Doanh nghiệp là chủ xây dựng, do vậy người lao động được hưởng các
chế độ bồi thường, trợ cấp theo luật lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người
lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 Bộ luật lao động 2012 như
sau:

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người
bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong
danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn
bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham
gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

Như vậy, ngoài chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu
đến khi điều trị ổn định đối với tai nạn lao động của người lao động, người lao động không tham
gia bảo hiểm y tế của công ty thì công ty còn phải trả trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nếu người lao động là đối tượng
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà công ty chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã
hội.

Nếu người lao động chứng minh được giao kết hợp đồng miệng với công ty thì
vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động khi bị tai nạn lao động theo Điều 145 Bộ
Luật lao động 2012.

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà
người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử
dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định
của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận
của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi
của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động
bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy
giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương
theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

 

1900.6198

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động
bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn
lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ
cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”
.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây