Trả lương người lao động sau thời gian thử việc

0
1169

Câu hỏi Trả lương người lao động:

Em đi làm đang trong thời gian thử việc, không có hợp đồng thời vụ, sau tháng thử việc em xin nghỉ, vì em không thể tiếp tục làm việc Nhưng quản lý Công ty ép em nói nghỉ sẽ không trả lương, có nhân viên mới thay thế mới trả lương.

Hôm 27 gia đình em có việc gấp em muốn nghỉ đến mùng 5
nhưng không liên lạc được qua điện thoại cho quản lý. Thứ 2 em vẫn đi làm bình thường thì chị đó
đuổi không cho làm, em muốn nhận tiền lương trong thời gian thử việc, nhưng công ty không trả, thậm
chí, có đánh em, họ nói em nghỉ không có thông báo, xin phép nên không được trả lương. Họ đuổi em
xuống không cho lên văn phòng rồi nói em không làm việc trong thời gian thử vệc, tìm mọi cách không
trả lương cho em, trong khi giám đốc đồng ý trả lương. Em mong Anh Chị Quý Công ty giúp em
lấy lại quyền lợi tiền công đi làm của em.

Trả lời Trả lương người lao động:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi cậu hỏi cho Luật Việt, Luật Việt xin

tư vấn cho bạn như sau:

Theo điều 26, điều 28 Bộ Luật Lao động 2012, NLĐ trong thời gian thử việc vẫn được trả lương với
mức lương ít nhất bằng 85% mực lương công việc ứng tuyển. Trong thời gian thử việc, nếu NLĐ không
thể tiếp tục làm việc có thể chấm dứt thử việc mà không cần thông báo trước với NSDLĐ, đồng thời,
không phải bồi thường nếu công việc làm thử không đạt yêu cầu, do đó, hành vi của công ty là giữa
lương, không chấm dứt thử việc theo nguyện vọng của NLĐ là đã trái với quy định của BLLĐ
2012.

Hơn nữa, cũng theo BLLĐ 2012, theo điều 96:

Điều 96. Nguyên tắc trả lươngNgười lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người
sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động
tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Công ty hiện nay đã giữ lương, không thanh toán đúng hạn cho NLĐ, nghĩa là đã vi phạm nguyên tắc
trả lương, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại lên Ban Giám đốc của Công ty để giải quyết trường hợp
này.

Việc bạn xin nghỉ do gia đình có việc bắt buộc phải xin phép, dù bạn đã gọi điện không có người
nghe máy, bạn vẫn bị coi như nghỉ việc không lý do, công ty có thể áp dụng các biện pháp kỷ luật
lao động với trường hợp của bạn. Ngoài ra, lý do công ty đưa ra để không trả lương cho bạn vì nghỉ
việc không xin phép là trái với quy định pháp luật vì theo nghị định 05/2015:

Theo quy định tại nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung
của bộ luật lao động thì

Điều 24 Nguyên tắc trả lương

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao
động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong
hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm
cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số
tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi
suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi
doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Như vậy, lý do công ty đưa ra không thuộc trường hợp được chậm trả lương theo quy định của pháp
luật, để có thể đạt được quyền lợi chính đáng của mình, bạn có thể tham khảo một bài viết tương tự
của chuyên viên tư vấn Tư vấn về NSDLĐ vi phạm hợp đồng thử việc, khiếu nại ở đâu?

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trả lương người lao động sau thời
gian thử việc
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng
liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây