Thắc mắc về việc doanh nghiệp không thanh toán lương cho người lao động

0
1232

Tóm tắt câu hỏi:

Em có một vấn đề rất cần sự giải đáp từ quý anh chị, rất mong anh chị phản hồi giúp em ạ. Em vào làm nhân viên Văn Phòng của một công ty ngày 3/4/2015, cty yêu cầu thử việc 3 tháng, đến ngày 1/7/2015 công ty ký HDLD 12 tháng và tham gia BHXH.

(Hết hạn hợp đồng 1/7/2016)Đến ngày 20/6/2016 em viết đơn xin nghỉ
việc vào ngày 30/6/2016, được giám đốc duyệt và yêu cầu hoàn tất các bàn giao, sổ sách, báo cáo 6
tháng đầu năm, tổng kết hàng tồn kho..(muốn chốt số liệu này phải qua ngay 1/7 mới chốt
được). Tuy nhiên, đến ngày 25  em xin nghỉ phép không lương 27, 28, 29, 30/6 và không
tiếp tục đi làm. Trước đó em đã bàn giao công việc, hướng dẫn mọi công việc liên quan cho
người mới làm, về báo cáo thì phải sang tháng 7 mới có số liệu để báo cáo nên em chưa bàn giao
được.Vì chưa bàn giao báo cáo theo yêu cầu nên công ty không thanh toán lương tháng 6 cho
em. Cho đến nay,ngày 10/8 công ty vẫn không thanh toán lương mặc dù em đã hỏi BGD và phụ trách
HCNS cty.Vậy, quý anh chị có thể cho em biết em nghỉ việc như trên có phải bồi thường cho công ty
không? nếu có là mức bao nhiêu?Việc công ty không thanh toán lương cho em là đúng hay sai? Và em
phải xử lý như thế nào để nhận được tiền lương của mình? Rất mong anh chị phải hồi lại giúp em
ạ.Cảm ơn anh chị rất nhiều.

Trả lời tư vấn:

Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới V-Law, với
thắc mắc của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Trường hợp của bạn chưa nêu rõ việc bạn xin nghỉ việc không
lương có được sự đồng ý của bên công ty hay chưa nên chúng tôi sẽ chia ra các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đơn xin nghỉ phép không lương đã được
sự chấp thuận từ phía công ty

Trong trường hợp này thì hợp đồng giữa bạn và công ty đã hết thời hạn
nên hợp đồng sẽ chấp dứt.

Điều 36. Bộ Luật Lao động 2012 quy định các trường hợp chấp
dứt hợp đồng lao động 

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản
6 Điều 192 của Bộ luật này
“.

Khi hợp đồng lao động chấm dứt thì trách nhiệm của người sử dụng lao
động được Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
hợp đồng lao động.

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi
bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.

Như vậy trong trường hợp này công ty phải thực hiện nghĩa vụ
thanh toán hết các khoản tài chính cho người lao động theo Điều 47 Bộ luật Lao động đã quy
định.

Trường hợp 2: Đơn xin nghỉ phép không lương chưa
được sự chấp thuận từ phía công ty.

Trong trường hợp này bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao đông, do
hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng lao động có thời hạn nên khi chấm dứt hợp đồng lao động thì
người lao động phải báo trước cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 30 ngày.

Điều 37. Bộ luật lao động 2012 quy định quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động như sau:

“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại
khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít
nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều
này”.

Do bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng là vi phạm về thời hạn báo trước
nên trường hợp này bạn phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương
của bạn trong những ngày không báo trước theo quy định tại khoản 2, điều 43 Bộ Luật lao động
năm 2012.

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật

2. Nếu vi
phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền
tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước
“.

Nếu bạn nghỉ việc theo đúng quy định không vi phạm trường hợp đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động thì để đòi lại quyền lợi của mình bạn có thể gửi đơn đến công ty
yêu cầu công ty thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền lương trong khoảng thời gian nhất
định, hết thời hạn đó nếu công ty vẫn không thực hiện nghĩa vụ, bạn có thể làm đơn gửi
đến phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu hòa giải viên lao động
giải quyết. Trong trường hợp hòa giải không thành hoặc công ty không thực hiện các
thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đơn mà
hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì bạn có quyền khởi kiện đếnTòa án nhân dân
quận, huyện nơi công ty có trụ sở để giải quyết. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết
tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho
rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây