Sự có mặt của người lao động trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động

0
1241
Sự có mặt của người lao động trong cuộc họp
xử lý kỷ luật lao động. Xử lý kỷ luật lao động quy định tại Luật Lao động 2012 và Nghị định
05/2015/NĐ-CP.


 

Việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động được quy định cụ thể tại
Luật Lao động 2012 và Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội
dung của Bộ Luật Lao động.

Nguồn lao động là một yếu tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đó là một lượng lớn những người lao động. Tuy nhiên,
hiện nay, việc vi phạm kỉ luật của người lao động diễn ra ngày càng nhiều,nhiều hành vi có lỗi của
người lao động vi phạm nội quy lao động bắt buộc người sử dụng lao động phải tiến hành mở cuộc họp
xử lý kỉ luật đối với sự tham dự của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp
trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo
pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi.

Trong cuộc họp tiến hành xử lý kỉ luật lao động đối với mình, người lao động
phải có mặt tại cuộc họp, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa cho mình. Đối
với những người lao động dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo
Pháp luật.

Như vậy, sự có mặt của người lao động trong cuộc họp tiến hành xử lý kỉ luật
là bắt buộc. Việc quy định như vậy là hợp lý để giải quyết nhanh chóng vụ việc đối với người lao
động, có hay không bị xử lý kỉ luật. Nếu bị xử lý thì người lao động phải chấp hành các hình thức
kỉ luật theo quy định xử lý kỉ luật đã được lập thành văn bản. Nếu không bị xử lý kỉ luật thì người
lao động sẽ được quay trở lại làm việc bình thường và nếu có các nghĩa vụ khác trong quá trình xử
lý hay phải thanh toán đối với người lao động thì người sử dụng lao động phải hoàn thành. Như đối
với trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ công việc khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức
tạp, gây khó khăn cho việc xác minh, nếu không bị xử lý kỷ luật thì người sử dụng phải trả đủ tiền
lương trong thời gian tạm đình đó.

Tuy nhiên, có một số trường hợp mà người sử dụng lao động không được phép xử
lý kỉ luật đối với người lao động như người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng;
nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; đang bị tạm giữ, tạm giam…được quy định cụ thể
trong Luật Lao động 2012 và .

Với những quy định trên của Pháp luật về lao động hiện hành sẽ giúp cho
người lao động bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, cũng như việc phải chịu các hành thức kỷ
luật theo quy định nếu có hành vi vi phạm.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây