Quy định về việc thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở

0
4670

Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc thành lập hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Thành phần của hội đồng an toàn vệ sinh lao động gồm những ai?

Thành lập hội đồng an toàn vệ sinh như thế nào?
Để được tư vấn một cách nhanh chóng, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở khi nào?

Nếu doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động:

(i) Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện; mà có sử dụng từ 300 người lao động trở lên.

(ii) Doanh nghiệp hoạt động khác với các lĩnh vực, ngành nghề nêu trên mà có sử dụng từ 1000 người lao động trở lên.

(iii) Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.

(iv) Các doanh nghiệp khác nếu thấy cần thiết và đủ điều kiện để hoạt động thì cũng có thể thành lập Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về lĩnh vực lao động hãy tham khảo: Luật lao đông việt nam

Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở

Căn cứ theo Điều 75 của Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về thành phần Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở: “3. Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở bao gồm: a) Đại diện người sử dụng lao động làm Chủ tịch Hội đồng; b) Đại diện của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động nơi chưa có tổ chức công đoàn làm Phó Chủ tịch Hội đồng; c) Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở sản xuất, kinh doanh là ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng; d) Người làm công tác y tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh; đ) Các thành viên khác có liên quan. Thành phần của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở phải bảo đảm tỷ lệ thành viên nữ tham gia phù hợp với nguyên tắc bình đẳng giới, điều kiện thực tế ở cơ sở sản xuất, kinh doanh”.

Mối quan hệ giữa Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động với các bộ phận khác

Căn cứ theo quy định tại Điều 72 và Khoản 2 Điều 75 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động:

“Tư vấn, phối hợp với người sử dụng lao động trong việc xây dựng nội quy, quy trình, kế hoạch và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

Hằng năm, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người lao động, người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy cải thiện các điều kiện làm việc công bằng, an toàn cho người lao động; nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh;

Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản
xuất, kinh doanh;

Yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục nếu phát hiện thấy nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động”.

Theo như quy định trên bạn có thể thấy được mối quan hệ giữa Hội đồng với tổ chức công đoàn của công ty, bộ phận y tế, người sử dụng lao động nhằm đảm bảo lợi ích cho công ty cũng như người lao động.

Chứng chỉ về an toàn vệ sinh lao động: Dựa theo Khoản 4 Điều 72 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 thì: Người làm công tác an toàn, vệ sinh, lao động phải có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật và có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở. Từ đó ta có thể thấy những thành viên của Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động không chỉ cần có chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần phải có hiểu biết về hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty.

Về mức phụ cấp: Hiện tại thì chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định về phụ cấp cho các thành viên của Hội đồng. Tuy nhiên thì có thể căn cứ vào Điều lệ hay quy chế của công ty xem có quy định về vấn đề đó hay không.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây