Quy định về hình thức sa thải đối với lao động nữ mang thai

0
1233

Nội dung tư vấn:

Chào anh( chị ) luật sư. E có 1 vấn

đề về vấn đề sa thải của c.ty đối với người lao động. E xin trình bày như sau. E đang làm việc
cho 1 công ty. E Ký hợp đồng 1 năm từ ngày 13-5-2015 đến ngày 12-5-2016. Hiện e đang mang thai 10
tuần. Vì  thai e thấp + yếu. Nên phải hạn chế đi lại và làm việc quá sức. Công việc của e lại
phải đi lại nhiều. Cứ vào c.ty là e thấy mệt,chóng mặt và nhiều lúc xỉu trong c.ty. E muốn hỏi luật
sư nếu e ngỉ ở nhà dưỡng thai. Nghỉ quá số ngày quy định của c.ty thì e có bị sa thải k? E đi khám
bác sĩ chỉ ký giấy cho e nghỉ 3 ngày. Mong luật sư tư vấn giúp e.  E xin chân thành cảm
ơn

Trả lời tư vấn:

V-Law cảm ơn câu hỏi và đề
nghị tư vấn của bạn. Sau đây là tư vấn của chúng tôi về trường hợp của bạn như sau:

Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải

Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau
đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong
phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá
kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa
kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;

3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm
mà không có lý do chính đáng.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị
ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định
trong nội quy lao động.

Do vậy, người sử dụng có quyền sa thải người lao động trong trường hợp tự ý bỏ việc 05 ngày cộng
dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày trong năm mà không có lý do chính đáng.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nghỉ việc do tình trạng sức khoẻ không đảm bảo thực hiện công việc
được giao thì thì người sử dụng lao động có thể xem xét cho bạn nghỉ với điều kiện bạn phải chứng
minh, hặc có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh về tình hình sức khoẻ của bạn hiện tại đối với công
việc.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng lao đồng nữ đang mang thai:

“Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao
động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp
người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích
hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động”.

Vì vậy, trong trường hợp tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thì bạn có quyền tạm hoãn
thực hiện hợp đồng lao động, và phải báo trước cho cho người sử dụng lao động vàthời hạn này dó cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn yêu cầu
tư vấn: Quy định về hình thức sa thải đối với lao động nữ mang thai. Nếu còn vướng mắc, chưa
rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây