Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được giao kết hợp đồng lao động không?

0
2331

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được giao kết hợp đồng lao động hay không?

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì?

Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sư 2015 quy định như sau: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.

Khi người thành niên về nguyên tắc sẽ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng trong trường hợp một số cá nhân đó nếu được ứng xử như người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm họng tới những người có quyền, lợi ích liên quan đến mình nên nhà làm luật phải ghi nhận trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải thoả mãn các điều kiện:

Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Điều kiện này nhấn mạnh việc nghiện các chất kích thích, bao gồm ma tuý và hậu quả phải là phá tán tài sản gia đình.

Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bổ người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Trên cơ sở yêu cầu này, đương nhiên dựa trên tình hình thực tế mặc dù Điều 24 Bộ luật Dân sự không quy định phải có kết quả giám định của cơ quan y tế nhưng Toà án có thể căn cứ vào những xem xét thực tế để ra quyết định Tuyên bố cá nhân này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Sau khi có quyết định tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì chính trong quyết định này, Toà án sẽ chỉ định người đại diện cho pháp luật của cá nhân này. Các giao dịch của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà liên quan đến tài sản thì phải được người đại diện đồng ý. Nếu người đại diện không đồng ý, người đại diện có quyền yêu cầu Toà án tuyên giao dịch đó vô hiệu (Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015). Những giao dịch mà phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày hay những giao dịch không liên quan đến tài sản thì vẫn do chính người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện, tự chịu trách nhiệm.

Khi không còn căn cứ để tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tức là người này không còn bị nghiện ma tuý, chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình thì chính cá nhân này hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan sẽ làm đơn yêu cầu để Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định đã tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được giao kết hợp đồng lao động không?

Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”.

Ngoài ra Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau: “1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động. 3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động. 4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động. 5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động”.

Như vậy, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên; (ii) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động; (iii) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi; (iv) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

Pháp luật lao động không có quy định nào về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Điều kiện để trở thành người lao động mà Bộ luật lao động năm 2019 quan tâm đó là về độ tuổi và khả năng lao động. Tuy nhiên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bị hạn chế về khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi. Do đó, hầu như các giao dịch của người bị hạn chế đều phải thực hiện qua người đại diện của người bị hạn chế. Vì thế, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi ký hợp đồng lao động vẫn phải thông qua người đại diện của người bị hạn chế.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây