Nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp khi đưa người lao động sang nước ngoài

0
1401
Quy định của pháp luật về nghĩa vụ của tổ
chức sự nghiệp khi đưa người lao động sang nước ngoài.


Tổ chức sự nghiệp  khi muốn đưa người lao động sang nước ngoài làm việc thì tổ chức sự nghiệp
phải đáp ứng  những điều kiện của pháp luật. Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện này thì phía
tổ chức sự nghiệp khi đưa người lao động sang nước ngoài làm việc cũng có những quyền hạn nhất
định. Cùng với đó tổ chức sự nghiệp cũng phải có những nghĩa vụ nhất định với cơ quan có thẩm quyền
và với người lao động.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 41

thì tổ chức sự nghiệp có
những nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, xây dựng phương án tổ
chức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt. Khi đưa người lao động sang nước ngoài làm việc như vậy thì tổ chức sự nghiệp phải
xây dựng được phương án tổ chức thực hiện việc đưa người lao lao động đi làm việc, như vậy mới đảm
bảo điều kiện cho người lao động.

Thứ hai, báo cáo Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội về nội dung của hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người lao động đi
làm việc ở nước ngoài và phương án tổ chức thực hiện trước khi đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài.

Thứ tư, định kỳ, đột xuất báo cáo
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao nhiệm vụ
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.

 

Thứ năm, tổ chức bồi dưỡng kiến
thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở dạy nghề, cơ sở đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ, trình
độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp
với quy định của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .

Thứ sáu,Báo cáo và phối hợp với cơ
quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người lao động làm việc ở nước ngoài, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động đi
làm việc ở nước ngoài; cử cán bộ đại diện để phối hợp với bên nước ngoài quản lý người lao động đi
làm việc ở nước ngoài tùy theo yêu cầu của từng thị trường lao động.

Thứ bảy, thanh lý hợp đồng đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động theo quy định của pháp
luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây