Mức án phí và nghĩa vụ nộp án phí trong vụ án tranh chấp lao động mới nhất

0
1235
Mức án phí và nghĩa vụ nộp án phí trong vụ
án tranh chấp lao động mới nhất. Quy định về nghĩa vụ nộp án phí.


Trong mọi vấn đề đều rất dễ phát
sinh mâu thuẫn, tranh chấp và khi các bên mâu thuẫn không thể tự hòa giải, thương lượng với nhau
thì buộc họ phải đưa ra pháp luật để giải quyết. Đặc biệt trong vấn đề về lao động, khi có quá
nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và mục đích thì đều là đem
lại lợi nhuận cho bên mình tối đa nhất mà chi phí bỏ ra thấp nhất. Điều này đã dẫn đến nhiều cuộc
tranh chấp lao động. Khi xảy ra tranh chấp và đưa ra tòa thì trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài
chính là do bên nào? Luật V-Law sẽ giúp bạn hiểu và nắm rõ hơn các quy định
của pháp luật về việc thực hiện nghĩa vụ nộp án phí theo quy định của pháp luật. Hy vọng với những
chia sẻ của đội ngũ chuyên gia tư vấn, luật sư giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải đáp được thắc
mắc.

1. Mức án phí

Án phí trong vụ việc tranh chấp lao
động nằm trong mục quy định về án phí đối với các vụ án dân sự gồm: án phí
giải quyết tranh ch

p về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động. Đối với loại án phí dân sự thì lại được chia ra thành các loại án phí
sau:

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với
vụ án không có giá ngạch là 200.000 đồng

– Án phí phúc thẩm

– Án phí dân sự sơ thẩm đối với
vụ án có giá ngạch. Trường hợp này tùy thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp mà tòa án xác định mức
án phí phải nộp

Đối với vụ việc tranh chấp lao động
thì mức án phí sơ thẩm đối với vụ án có giá ngạch được pháp luật quy định tại Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí
tòa án. Cụ thể tại danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo nghị quyết này:

– Trường hợp giá trị tài sản từ
4.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí là 300.000 đồng

– Trường hợp giá trị tài sản từ
4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí là 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp
hơn 300.000 đồng

– Trường hợp giá trị tài sản trên
400.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 12.000.000 đồng và 2% của phần giá
trị có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

– Trường hợp giá trị tài sản trên
2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 44.000.000 đồng và 0,1% của phần giá trị có tranh chấp
vượt 2.000.000.000 đồng

Đối với các vụ án giải quyết tranh
chấp về dân sự theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định của pháp
luật.

2. Nghĩa vụ nộp án phí trong vụ án tranh chấp lao động

Khi đưa vụ án tranh chấp ra tòa thì
nghĩa vụ nộp án phí được thực hiện như thế nào? Ai là người nộp án phí? Theo quy định tại Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ
phí tòa án thì nghĩa vụ nộp án phí được xác định trong từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp nộp tiền án phí sơ
thẩm:

– Bên nào nộp đơn khởi kiện trước mà
được tòa án chấp nhận đơn đó thì họ phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm theo quy định
tại Điều 25 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và
sử dụng án phí và lệ phí tòa án. Ở đây chỉ là tạm ứng thôi, còn trách nhiệm chịu mức án phí này
thuộc về ai thì phải sau khi có bản án.

  • Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa
    vụ liên quan có yêu cầu đưa vụ việc ra tòa thì phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm (trừ trường hợp
    không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật hiện
    hành)
  • Nếu một vụ án có nhiều nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi
    nghĩa vụ liên quan và họ có yêu cầu khác nhau thì mỗi người sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm
    riêng. Nếu họ có chung một yêu cầu thì mọi người sẽ cùng nhau nộp chung tiền tạm ứng án phí sơ
    thẩm
  • Nếu tiền tạm ứng án phí không có giá ngạch thì người có
    nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm theo quy định; nếu có giá ngạch thì
    người đó phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà tòa án
    dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp mà đương sự yêu cầu giải quyết

– Sau khi tòa án đưa vụ án ra xét
xử, có bản án thì lúc này nghĩa vụ nộp tiền án phí sơ thẩm sẽ được xác định tại Điều 26 Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ
phí tòa án. Đồng thời bên đã nộp tạm ứng án phí sẽ được cơ quan thi hành án hoàn trả lại số tiền
đó.

  • Nếu toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, đương sự không được tòa án
    chấp nhận thì họ phải có trách nhiệm nộp toàn bộ tiền án phí sơ thẩm theo quy định (trừ trường hợp
    đương sự được miễn, không phải nộp tiền án phí)
  • Nếu yêu cầu của nguyên đơn được tòa án chấp nhận thì bị đơn phải
    có trách nhiệm nộp toàn bộ tiền án phí sơ thẩm theo quy định
  • Bên nguyên đơn sẽ phải nộp khoản tiền án phí sơ thẩm tương ứng
    với yêu cầu không được tòa án chấp thuận. Bên bị đơn phải nộp một khoản tiền án phí sơ thẩm tương
    ứng với yêu cầu của nguyên đơn được tòa án chấp thuận.
  • Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố mà yêu cầu phản tố đó không
    được tòa án chấp thuận thì bị đơn phải chịu tiền án phí. Ngược lại, nếu yêu cầu phản tố của bị đơn
    được tòa án chấp thuận thì nguyên đơn phải có trách nhiệm nộp tiền án phí.
  • Nếu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà
    không được tòa án chấp thuận thì phải chịu mức án phí tương ứng. Người có trách nhiệm đối với yêu
    cầu của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền án phí nếu như yêu cầu đó được tòa án
    chấp thuận.
  • Khi tòa án tiến hành hòa giải mà hai bên thương lượng được với
    nhau thì phải chịu 50% mức án phí
  • Tại phiên tòa sơ thẩm, hai bên thỏa thuận được với nhau phương
    thức giải quyết thì các bên đương sự vẫn phải chịu mức án phí theo quy định tại phiên xét xử
    đó

Trường hợp nộp tiền án phí phúc
thẩm:

– Người kháng cáo theo quy định
của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm (trừ trường hợp được
miễn hoặc không phải nộp)

– Sau khi tòa án ra quyết định bản
án phúc thẩm thì trách nhiệm nộp tiền án phí phúc thẩm được xác định như sau:

  • Nếu tòa án giữ nguyên quyết định bản án sơ thẩm thì đương sự có
    yêu cầu kháng cáo phải nộp toàn bộ số tiền án phí phúc thẩm
  • Nếu đương sự có yêu cầu kháng cáo rút đơn kháng cáo trước khi mở
    phiên tòa phúc thẩm thì phải chịu mức án phí phúc thẩm là 50% mức phí quy định
  • Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau tại phiên tòa phúc
    thẩm thì vẫn phải chịu mức án phí tại tòa phúc thẩm theo quy định
  • Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo trước khi diễn ra phiên tòa
    phúc thẩm và có sự đồng ý của bị đơn thì các nguyên đơn vẫn phải nộp 50% mức án phí phúc thẩm theo
    quy định

3. Một số trường hợp được miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí

Trong một số trường hợp Nghị quyết
326/2016/UBTVQH14 quy định về việc nộp tạm ứng án phí, án phí thì người có nghĩa vụ nộp sẽ
được miễn, giảm tiền tạm ứng án phí, án phí trong các trường hợp sau đây:

– Nếu người nộp đơn khởi kiện là
người lao động, khởi kiện về việc đòi quyền lợi của mình trong quá trình làm việc hoặc sau khi nghỉ
làm: đòi lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi
thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

– Nếu người có trách nhiệm nuôi
dưỡng xin yêu cầu xác nhận cha mẹ cho người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân
sự.

– Trong các vấn đề liên quan đến
quyết định hành chính giáo dục ở địa phương mà bị khiếu kiện thì người khiếu kiện được miễn nộp tạm
ứng án phí, án phí.

– Nếu một người bị xâm phạm danh dự,
nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng khi có yêu cầu bồi thường, khởi kiện thì được miễn nộp tạm ứng án
phí, án phí.

– Nếu người khiếu kiện thuộc trường
hợp hộ nghèo, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, dân tộc thiểu số,
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn thì được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí

– Nếu các bên thỏa thuận về nghĩa vụ
nộp án phí mà bên nhận nộp thuộc các trường hợp được miễn thì tòa án sẽ căn cứ vào quy định miễn
phần án phí mà người đó phải nộp còn nếu người đó nộp thay thì phần án phí đó không được
miễn.

– Đối với những người gặp trường hợp
bất khả kháng có xác nhận của ủy ban nhân dân nơi người đó cư trú dẫn đến việc không đủ điều kiện
để thực hiện nghĩa nộp án phí thì tòa án sẽ xem xét giảm 50% mức án phí, tạm ứng án phí phải
nộp

– Nếu hai bên thoả thuận một bên nộp
tiền án phí mà bên nhận nộp thuộc trường hợp được giảm tiền án phí thì tòa án giảm 50% mức án phí
mà người đó phải nộp theo trường hợp được giảm.

4. Thời gian nộp tạm ứng án
phí, án phí

– Trường hợp nộp tiền tạm ứng án phí
sơ thẩm thì người có nghĩa vụ nộp tiền phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí cho bên thi
hành án trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận được thông báo của tòa án về việc nộp án phí dân sự; 10
ngày đối với việc nộp án phí hành chính.

– Trường hợp nộp tiền tạm ứng án phí
phúc thẩm thì người có đơn kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí cho bên thi hành án trong vòng 10
ngày kể từ khi nhận được thông báo của tòa án.

– Sau khi nộp tiền tạm ứng án
phí, người có nghĩa vụ phải nộp biên lại cho bên tòa án để hoàn thành nghĩa vụ tài
chính.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi: 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây