Một người làm hai công việc nên lập hợp đồng lao động thế nào?

0
1275
Một người làm hai công việc nên lập hợp đồng
lao động thế nào? Làm hai công việc nên làm hợp đồng thế nào để lương không chồng chéo?

Câu hỏi làm hai công việc nên lập hợp đồng lao động thế nào?

Cho mình hỏi đơn vị mình là hành chính sự nghiệp có thu, sử dụng lao động
làm bảo vệ, đồng thời anh bảo vệ làm công việc gia công sửa chữa cơ khí của cơ quan, công việc gia
công cơ khí ăn lương khoán, còn lương bảo vệ thì hưởng lương hành chính,. vậy làm hợp đồng hay thỏa
thuận làm việc như thế nào để lương không chồng chéo và đúng luật a?

Trả lời làm hai công việc nên lập hợp đồng lao động thế nào?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được

đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Căn cứ vào
Bộ luật lao động năm 2012
quy định quyền và nghĩa vụ của người
lao động, người sử dụng lao động như sau:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao
động

1. Người lao động có các quyền sau
đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề
nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối
xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề
trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện
bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được
hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ
chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với
người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao
động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau
đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao
động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động,
tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo
hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao
động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau
đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo
nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức
nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương
lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao
đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm
việc.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau
đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao
động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao
động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với
tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ
sở;

c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất
trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong
quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về
lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Căn cứ Điều 10
Bộ luật
lao động năm 2012 quy
định về quyền làm việc của người lao động:

1. Được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao
động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

2. Trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động
hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề
nghiệp và sức khoẻ của mình.

Điều 11 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về quyền
tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông
qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động, có quyền
tăng, giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Theo quy định trên, người lao động có quyền lựa chọn
làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp cho bất cứ người sử dụng lao động nào. Người sử dụng
lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Theo
đó, bạn có thể đồng thời vừa làm công việc bảo vệ, vừa làm công việc gia công sửa chữa cơ khí của
cơ quan bạn khi đáp ứng được những điều kiện trong hợp đồng lao động. Giữa bạn và cơ quan bạn sẽ ký
kết hai hợp đồng lao động với hai công việc khác nhau, theo hai mức lương khác nhau nhằm làm tránh
việc chồng chéo khi thanh toán lương. Nội dung hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 23 Bộ luật
lao động năm 2012.

Điều 22 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về hình
thức trả lương:

Điều 22. Hình thức trả
lương

Hình thức trả lương
theo Khoản 1 Điều 94 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Tiền lương theo thời
gian được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ,
cụ thể:

a) Tiền lương tháng
được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

b) Tiền lương tuần được
trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52
tuần;

c) Tiền lương ngày được
trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình
thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

d) Tiền lương giờ được
trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường
trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

2. Tiền lương theo sản
phẩm được trả căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và
đơn giá sản phẩm được giao.

3. Tiền lương khoán được
trả căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Căn cứ Điều 95 Bộ luật lao động năm 2012 quy
định về kỳ hạn trả lương:

1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần
thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít
nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương tháng được trả
lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. 

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm,
theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì
hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong
tháng.

Căn cứ Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định
về nguyên tắc trả lương:


Điều 24. Nguyên tắc trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao
động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong
hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm
cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số
tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi
suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi
doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.

Từ những quy định trên, khi đảm bảo thực hiện công việc đã ký kết tại hai hợp đồng giữa cơ quan,
việc thanh toán tiền lương của bạn sẽ được thực hiện theo hình thức, kỳ hạn, nguyên tắc trên. Việc
thanh toán lương đối với từng công việc được thực hiện như với hợp đồng lao động thông
thường.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây