Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình công và giải quyết tình huống có liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng lao động

0
1992

 

Mối quan hệ giữa tranh chấp lao động
tập thể và đình công và giải quyết tình huống có liên quan đến việc chấm dứt hợp
đồng lao động. 


ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấm dứt hợp đồng lao động là sự kiện pháp lý rất quan trọng, là vấn đề được
pháp luật lao động rất coi trọng vì nó liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong
quan hệ lao động, trước hết là của người lao động. Hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc quan hệ
lao động và trong một số trường hợp nó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, cuộc sống của người lao
động thậm chí gia đình họ, gây xáo trộn lao động trong đơn vị và có thể gây thiệt hại cho người sử
dụng lao động. Trong khuôn khổ bài tập lớn học kỳ này, em xin được đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa
tranh chấp lao động tập thể và đình công và giải quyết tình huống có liên quan đến việc chấm dứt
hợp đồng lao động.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Nêu mối quan hệ giữa tranh chấp lao động tập thể và đình
công

1.1 Khái quát về tranh chấp lao động tập
thể

Trong nền kinh tế thị trường các tranh chấp giữa người lao động và người sử
dụng lao động đều mang màu sắc kinh tế. Rõ nét nhất là những trường hợp tập thể người lao động
không đồng ý với các lợi ích mà họ đang được hưởng trong quan hệ lao động. Khi đó, họ sẽ đưa ra các
yêu cầu, đòi hỏi người sử dụng lao động phải đảm bảo các quyền luật định hay đảm bảo các lợi ích
cao hơn mức được quy định, thỏa thuận… Nếu các bên không thỏa thuận được, tập thể người lao động
không từ bỏ các yêu cầu của mình thì hị có thể lựa chọn sử dụng các biện pháp khác nhau để đạt được
mục đích. Các biện pháp này có thể là khiếu nại tới người có thẩm quyền tố cáo những vi phạm của
người sử dụng lao động với các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xử phạt người sử dụng lao động và
khôi phục những lợi ích cho người lao động; có thể yêu cầu các tổ chức ca nhất có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp; hay cũng có thể đồng loạt không làm việc để gây sức ép buộc đối phương phải chấp
nhận yêu cầu…

Thông thường, tập thể lao động được xem là chủ thể thông qua hành vi tập
thể. Các cá nhân cùng nhau tham gia vào hoặc cùng nhau thừa nhận tổ chức với mục đích hoạt động
thống nhất. Tuy nhiên, hình thức tổ chức của tập thể lao động không giống như các tập thể khác ở
chỗ: có thể có những biểu hiện chính thức như cùng lập ra công đoàn và cùng tổ chức các hoạt động
có tổ chức song cùng có thể tồn tại như một chủ thể được thừa nhận mặc nhiên. Chính vì thế, khi
chưa có biểu hiện nào về mặt tổ chức (chưa thành lập, chưa hội họp) thì người ta có thể hiểu ngầm
rằng tất cả những người lao động trong đơn vị đó đã tạo thành một tập thể lao động vì đã có hai yếu
tố là số lượng người lao động và tính chất chung của những vấn đề mà họ thường xuyên phải quan tâm
như: việc làm, tiền lương, điều kiện lao động…

 

Lưu ý: Thư mục bài tập luật là thư mục đăng tải các
bài viết, quan điểm pháp lý của sinh viên luật đang còn trên ghế nhà trường. Các quan điểm pháp lý
nêu trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu – học
tập về pháp luật trên ghế nhà trường. Đề nghị quý khách hàng không coi đây là ý kiến chính thức của
các Luật sư để giải quyết vấn đề trên thực tế!

Để được các Luật sự tư vấn miễn phí, quý khách hàng vui lòng
liên hệ Hotline: 1900.6198 để được tư vấn – hỗ trợ nhanh nhất! 

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây