Lao động là người giúp việc gia đình và vấn đề về hợp đồng lao động

0
950

Nội dung của hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động ký với lao động là người giúp việc gia đình bao gồm các nội dung cơ bản được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, bao gồm:

Các nội dung cơ bản của một hợp đồng lao động thông thường như: tên, địa chỉ của người sử dụng lao động; thông tin cá nhân của người lao động; công việc và địa điểm làm việc;…

Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có);

Trách nhiệm bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại về tài sản của người sử dụng lao động;

Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn;

Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên.

Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có).

giải quyết tranh chấp
Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Người ký kết hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 27/2014/NĐ-CP và được hướng dẫn bởi Điều 3 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH thì người ký kết hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình bao gồm:

Bên người lao động

Người ký kết hợp đồng lao động bên phía người lao động bao gồm:

Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

Người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có văn bản đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động. Người đại diện theo pháp luật của người lao động là cha đẻ hoặc mẹ đẻ, cha nuôi hoặc mẹ nuôi hoặc người giám hộ hợp pháp của người lao động.

Bên người sử dụng lao động

Người sử dụng lao động là chủ hộ hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng lao động phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Cụ thể bao gồm:

Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình có thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật;

Người được chủ hộ hoặc các chủ hộ cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản;

Người được các thành viên trong hộ gia đình hoặc được các thành viên của các hộ gia đình cùng thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình ủy quyền bằng văn bản.

Lưu ý: Người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động không được tiếp tục ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng lao động.

Ký kết hợp đồng lao động

Việc tiến hành ký kết hợp đồng lao động được thực hiện sau khi các bên đã thống nhất các điều khoản trong hợp đồng.

Trường hợp người giúp việc gia đình không biết chữ thì khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động. Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ. Hơp đồng lao động được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản.  Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây