Lao công, bảo vệ với việc huấn luyện an toàn lao động

0
961

Làm việc trong môi trường an toàn lao động là quyền của người lao động. Trường hợp lao công, bảo vệ có cần được huấn luyện an toàn lao động?

Bài tư vấn pháp luật lao động được thực hiện bởi: Luật gia Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

– Lao công, bảo vệ có phải huấn luyện an toàn lao động?

Theo khoản 5 Điều 1 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP, bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nào cũng phải có 06 nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn lao động, cụ thể:

(i) Người quản lý phụ trách công tác an toàn lao động (người đứng đầu, quản đốc, cấp phó của người đứng đầu,…)

(ii) Người làm công tác an toàn lao động (chuyên trách, bán chuyên trách, người giám sát trực tiếp,…)

(iii) Người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động

(iv) Đối tượng khác (bao gồm cả người học nghề, tập nghề và thử việc)

(v) Người làm công tác y tế

(vi) An toàn, vệ sinh viên

Có thể thấy, 06 nhóm đối tượng nêu trên không loại trừ bất cứ ai hay làm bất cứ công việc gì trong doanh nghiệp. Do vậy, lao công, bảo vệ đều phải được huấn luyện an toàn lao động (nhóm 4).

Cũng như các đối tượng khác thuộc nhóm 4, lao công, bảo vệ khi tham gia huấn luyện an toàn lao động phải đảm bảo được:

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động; kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;…

Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Ngoài ra, định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, các đối tượng này được huấn luyện lại để ôn lại kiến thức và cập nhật kiến thức, kỹ năng mới. Thời gian huấn luyện định kỳ bằng 50% thời gian huấn luyện lần đầu.

– Công ty không huấn luyện an toàn lao động, có bị phạt?

An toàn lao động là việc làm cần thiết, không chỉ phòng ngừa rủi ro cho chính người lao động mà còn bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho những người xung quanh. Do vậy, nếu doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn cho người lao động sẽ bị phạt quy định theo khoản 2 Điều 17 số Nghị định số 95/2013/NĐ-CP: (i) Từ 01 – 03 triệu đồng nếu vi phạm từ 01 – 10 người; (ii) Từ 03 – 05 triệu đồng nếu vi phạm từ 11 – 50 người; (iii) Từ 05 – 10 triệu đồng nếu vi phạm từ 51 – 100 người; (iv) Từ 10 – 15 triệu đồng nếu vi phạm từ 101 – 300 người; (v) Từ 15 – 20 triệu đồng nếu vi phạm từ 301 người trở lên.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây