Luật sư tư vấn về việc lấy lại giấy tờ gốc mà người sử dụng lao động đã giữ và yêu cầu trả tiền lương sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể như sau
gian đọc thư của tôi. Tôi xin nhờ Công ty tư vấn cho vấn đề liên quan đến giấy tờ tùy
thân. Người thân của tôi tên là H có đi làm thuê cho một khu du lịch sinh thái
theo sự giới thiệu của một Công ty môi giới việc làm. Hợp đồng được ký làm hai bản,
một bản Công ty môi giới giữ, một bản Giám đốc khu resort giữ. Khi đến đó làm thì
Giám đốc thu hồ sơ và giữ cả chứng minh thư nhân dân gốc của họ. Khi không muốn
làm việc tại khu resort này, Huyên đã báo trước cho người Giám đốc và hai bên có gia
hẹn làm đến hết ngày 2/9. Nhưng qua 2/9 thì người Giám đốc lại k muốn cho Huyên nghỉ
việc vì lý do k có người thay. Bên cạnh đó, tiền lương H làm từ ngày đầu đến
giờ vẫn chưa được trả H đang bối rối và không biết cách giải quyết thế nào
khi cô ấy muốn nghỉ việc mà người Giám đốc này không có ý trả lương và nhất là
chứng minh thư nhân dân cho cô ấy. Tôi xin Công ty tư vấn cho tôi biết là việc người
Giám đốc kia giữ chứng minh thư nhân dân của H là đúng hay sai? Và làm cách nào để
cô ấy lấy lại được CMTND cũng như tiền lương mà cô ấy đáng được nhận. Tôi xin trân
thành cảm ơn Công ty đã để tâm và tư vấn cho tôi. Tôi mong nhận được thư trả lời sớm
của Công ty Trân trọng!
Trả lời tư vấn:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã
tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law. Trường hợp
của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
quy định :
Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm
khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người
lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng
tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn
hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm
dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng
lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi
bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác
nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của
người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt
động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp
đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Theo quy định tại điều 20 BLLĐ 2012 thì người sử dụng lao động không
được phép giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.Ở đây ban giám đốc
công ty giữ chứng minh nhân gốc của bạn là đã vi phạm quy định tại điều 20 BLLĐ.
Điều 47 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt
hợp đồng lao động thì: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai
bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp
đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn
thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao
động đã giữ lại của người lao động. Như vậy bạn giám đốc công ty không thực hiện việc trả giấy tờ
gốc và không thanh toán tiền lương cho bạn là đã vi phạm quy định của pháp luật, do đó bạn hoàn
toàn có quyền yêu cầu phía công ty thực hiệ ghĩa vụ và trách nhiệm đối với mình.
Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định, những tranh chấp
về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử
dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng
các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong
thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục
hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh
chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao
động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao
động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã
hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Như vậy, trường hợp này bạn muốn lấy lai chứng minh nhân dân và đòi
lại tiền lương của mình thì bạn có thể thỏa thuận với bên công ty thông qua thủ tục hòa giải
của hòa giải viên lao động. Trường hợp không thể giải quyết được thì bạn có thể làm đơn khởi kiện
ra Tòa án
Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và
quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi
đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi –
Số điện thoại liên
hệ:
1900.6198
để được hỗ trợ kịp thời.