Công ty chúng tôi cử cán bộ công nhân viên (CBCNV) đi đào tạo tại nước ngoài. Công ty chúng tôi quy định nếu ai không đi sẽ bị thôi việc. Hai bên có ghi cam kết riêng về việc CBCNV phải làm việc tại Công ty 3 năm, nếu tự ý bỏ việc trước 3 năm phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
Đến nay có một số người đã bỏ việc khi chưa hoàn thành hết thời gian trên,
tuy nhiên sau khi kiểm tra để khởi kiện thì chữ kí và dấu vân tay trên bản cam kết không phải của
người được cử đi đào tạo đó. Xin hỏi với trường hợp này công ty chúng tôi có đủ pháp lý để khởi
kiện hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn Không trực tiếp ký hợp đồng đào tạo:
Cảm ơn
bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn
như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Bộ Luật lao động 2012, hợp đồng lao động phải có các nội dung
sau:
“Điều 23. Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy
tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) .
…”
Nếu trong nội dung hợp đồng không quy định về vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng
nghề mà thoả thuận vấn đề này bằng văn bản khác thì văn bản đó được xem là phụ lục hợp đồng (bổ
sung nội dung hợp đồng). Do vậy, phụ lục này cũng phải được ký kết theo trình tự, thủ tục như giao
kết hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Điều 18 BLLĐ 2012 thì hợp đồng lao động phải giao kết trực tiếp giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Nếu hợp đồng trên được giao kết không đúng thẩm quyền thì phần hợp
đồng trên bị xem là phân hợp đồng lao động vô hiệu (Điểm b, khoản 1, Điều 50 BLLĐ
2012).
Theo thông tin mà anh cung cấp: chữ ký và dấu vân tay trong văn bản trên không phải là của người
lao động. Vậy, khi giao kết hợp đồng này, đại diện công ty đã ký với ai?
Như vậy, nếu hợp đồng được ký trự tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động
nhưng người lao động cố ý làm sai lệch (làm giả chữ ký, dấu vân tay) nhằm lừa dối thì công ty
anh vẫn có căn cứ để khởi kiện.
Còn nếu hợp đồng trên không được giao kết trực tiếp giữa hai bên, người lao động không ký vào hợp
đồng đó thì hợp đồng này vô hiệu và người lao động không buộc phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Trường hợp này, công ty anh không có đủ căn cứ để khởi kiện yêu cầu người lao động bồi thường chi
phí đào tạo khi nghỉ việc theo hợp đồng đã giao kết.
Trên đây là nội dung tư vấn của V-Law
về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Không trự tiếp ký hợp đồng đào tạo
– Người lao động có phải bồi thường khi nghỉ việc?
. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần
hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư
vấn trực tuyến – Số điện thoại liên hệ
1900.6198
để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.