Giải đáp thắc mắc một số quy định của Bộ luật lao động

0
1792

Hiện nay Bộ luật lao động năm 2019 đã có hiệu lực, thay thế Bộ luật lao động năm 2012. Vậy những quy định trong Bộ luật mới thay đổi như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về một số quy định của Bộ luật lao động hiện hành.

Bài viết được thực hiện bởi: Chuyên viên Nguyễn Tiến Dũng – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Người lao động mới vào làm, công ty không kí hợp đồng là đúng hay sai?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động”. Ngoài ra, Điều 14 quy định hình thức của hợp đồng lao động như sau: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này”.

Như vậy, công ty buộc phải kí kết hợp đồng lao động bvới người lao động trước khi nhận vào làm việc. Nếu công ty không thực hiện sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật. Cụ thể khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng sẽ phải chịu một trong các mức sau đây: “a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; …”.

Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ – CP quy định về vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định; c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này; b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này“.

Công ty có phải bồi thường quyền lợi năm đầu tiên cho người lao động không?

Trường hợp này công ty không phải bồi thường quyền lợi năm đầu tiên cho người lao động. Bởi pháp luật không quy định người sử dụng lao động nếu không đóng bảo hiểm cho người lao động thì phải bồi thường quyền lợi cho người lao động. Nếu đơn vị không đóng bảo hiểm cho người lao động thì sẽ bị xử phạt vi phạt hành chính cộng với số tiền đóng BHXH,
BHTN, BHYT đáng ra phải đóng mà không đóng.

Công ty có phải báo trước cho người lao động khi hết hạn hợp đồng không?

Khoản 1 Điều 45 Bộ luật lao động năm 2019 chỉ quy định người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động hết thời hạn. Như vậy, doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc hết hạn hợp đồng nhưng không cần đảm bảo về số ngày báo trước. Trước đây, theo Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng. Tuy nhiên, Nghị định 28/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/4/2020 đã bỏ quy định về việc xử phạt đối với hành vi này. Như vậy, theo quy định hiện nay, doanh nghiệp không báo trước ngày hợp đồng lao động hết hạn sẽ không còn bị phạt hành chính. Quy định này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế cũng như quy định về việc thông báo trước khi hết hạn hợp đồng được ghi nhận tại Bộ luật Lao động năm 2019.

Khuyến nghị của công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 19006198, E-mail: info@everest.org.vn.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây