Doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu thì người lao động có được bồi thường khi chấm dứt HĐLĐ không?

0
1221

Luật sư tư vấ về vấn đề Công ty Viễn Thông A đã chuyển nhượng công ty cho Tập đoàn V. Công ty Viễn Thông A bắt buộc nhân viên phải ký hợp đồng với Vin nếu không sẽ sa thải. Liệu nhân viên công tyViễn thông có được Công ty Viễn Thông bồi thường theo của quy định pháp luật không? Và muốn giải quyết thì giải quyết ở đâu?

Nội dung tư vấn:

Xin chào V-Law. Xin phép làm ơn giải đáp dùm em thắc mắc sau
với ạ !Em là nhân viên tập đoàn Viễn Thông A, có hợp đồng lao động vô thời hạn được hơn 5 năm nay.
Nay công ty Viễn Thông A đã ký xong hợp đồng bán lại cho tập đoàn V. Công ty Viễn Thông A đã thoả
thuận miệng với nhân viên lúc vừa ký hợp đồng xong là bồi thường cho nhân viên có hợp đồng vô thời
hạn là 45 ngày lương, hợp đồng có thời hạn là 30 ngày lương.Sau đó Viễn Thông A bắt buộc nhân viên
phải ký hợp đồng với Vin nếu không sẽ SA THẢI (coi như nhân viên tự ý nghỉ việc không báo trước
và không được bồi thường). Hiện tại, đã rất nhiều người ký hợp đồng với Vin theo yêu cầu của
Viễn Thông A, đang trong thời gian thử việc bên V  (Vẫn phải trải qua cuộc phỏng vấn với
V  như bao cty khác để được nhận việc) Có lẽ phỏng vấn quá nhiều nên Vin chấp nhận 100% nhân
viên Viễn Thông A qua V làm nhưng vẫn phải thử việc 2 tháng, sau đó V sẽ xem xét lại và
Viễn Thông A quay ra giở trò, không trả tiền bồi thường trợ cấp thôi việc với lý do đã ký hợp đồng
với Vin thì nên chuyên tâm làm việc với V.  .

Vậy xét
theo hợp đồng lao động, nhân viên Viễn Thông A đã ký hợp đồng với V  có được đền bù theo luật
lao động hay không ạ? Và em có thể làm hồ sơ nộp ở đâu để yêu cầu được giải quyết việc sự việc
trên?Mong chờ hồi âm sớm từ phía V-Law Em xin chân thành cám ơn

Trả lời tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi thông tin đến V-Law, trường hợp của bạn chúng tôi
tư vấn như sau:

Do thông tin bạn
cung cấp không đầy đủ về loại hợp đồng bạn giao kết và thời gian bắt đầu làm việc với Tập đoàn
Vin thời điểm nào và Công ty viễn thông A của bạn có phải đóng cửa là vì lý do giải thể,
phá sản hay sáp nhập, chia, tách hay không…Cho Nên không thể xác định chính xác bạn có được nhận
khoản bồi thường từ phía Công ty Viễn Thông hay không. Do đó chia làm 2 trường hợp
như sau:

Thứ nhất, Đối với trường hợp công ty Viễn Thông
A chuyển quyền sở hữu cho Tập đoàn Vin
:

Căn cứ theo quy
định tại Điều 15 về Trách nhiệm lập phương án sử dụng lao động, tính trả trợ cấp thôi việc,
trợ cấp mất việc làm của người sử dụng lao động trong trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng tài sản của doanh nghiệp của Nghị định 05/2015/NĐ-CP  hướng dẫn chi tiết như
sau:

1. Trường
hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, người sử dụng lao động trước
đó có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật Lao
động.

2. Người lao
động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo phương án sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều này
thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49
của Bộ luật Lao động.

3. Người lao
động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động
được chuyển sang làm việc không trọn thời gian tại doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng tài sản theo phương án sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều này, khi chấm dứt
hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm tính trả trợ cấp thôi việc theo
quy định tại Điều 48 hoặc trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối
với thời gian người lao động làm việc thực tế cho mình và trợ cấp thôi việc đối với thời gian người
lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp trước khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài
sản, kể cả thời gian làm việc tại khu vực nhà nước được tuyển dụng lần cuối vào doanh nghiệp chuyển
quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

4. Trường
hợp người sử dụng lao động của doanh nghiệp sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
của doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản một phần hoặc
toàn bộ doanh nghiệp thì người sử dụng lao động trước và sau khi chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử
dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này”.

Đối với trường
hợp của bạn, bạn đang còn thời hạn hợp đồng với công ty Viễn Thông A đang làm, nhưng công ty Viễn
Thông A đã chuyển giao toàn bộ nghĩa vụ cho Tập đoàn Vin. Thì trường hợp này Tập đoàn Vin phải
nhận chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa
đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Nếu trong trường hợp bạn phải
theo phương án sử dụng lao động của công ty
thì công ty viễn Thông A có trách nhiệm tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều
49 của Bộ luật Lao động năm 2012.

Thứ hai, trường hợp Công ty Viễn Thông A bị chấm dứt
hoạt động,sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp:

Căn cứ theo quy
định tại Điều 45 về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh
nghiệp, hợp tác xã của Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

1. Trong
trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế
tiếp phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung
hợp đồng lao động.

Trong trường
hợp không sử dụng hết số lao động hiện có, thì người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm xây
dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này.

2. Trong
trường hợp chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, thì người sử dụng lao
động trước đó phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật
này.

3. Trong
trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều này, thì phải
trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật
này

Căn cứ theo quy
định Tại Điều 46 về Phương án sử dụng lao động của Bộ Luật lao động năm 2012 về phương án sử
dụng lao động như sau:

1. Phương án
sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Danh sách
và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử
dụng;

b) Danh sách
và số lượng người lao động nghỉ hưu;

c) Danh sách
và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm
dứt hợp đồng lao động;

d) Biện pháp
và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

2. Khi xây
dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ
sở”.

Trong trường hợp
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã thì người sử dụng lao động kế tiếp phải
chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng
lao động. Đối với trường hợp này tập đoàn Vin phải chịu trách nhiệm tiếp tục sử dụng số lao
động hiện có và tiến hành việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Nếu như công ty Viễn
Thông
đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật không thuộc một trong các
trường hợp quy định tại Điều 38 của Bộ luật lao động năm 2012 thì phải chịu trách nhiệm trả lương, trả và chốt sổ bảo
hiểm và phải có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm và các quyền lợi khác
cho bạn vì đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật và không được tự ý sa thải người lao động khi
chưa có căn cứ để chấm dứ
t.

Đối với trường
hợp của bạn, nếu như công ty viễn thông không giải quyết quyền lợi cho bạn thì bạn có thể gửi đơn
khiếu nại lần đầu đến công ty, trường hơp công ty không giải quyết hoặc bạn không đồng ý với quyết
định của công ty thì bạn tiếp tục khiếu nại lên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc khởi kiện
ra Tòa án để tiến hành giải quyết.

Trên đây là
nội dung tư vấn của V-Law về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ
cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng
tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây