không? Nguyên tắc trả lương cho người lao động. Thời hạn thanh toán tiền lương cho người lao
động.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư hiện tại tôi đang là đối tác (GAD) và cũng là một chuyên viện
tư vấn (DM) của một công ty BHNT. Luật Sư cho phép Tôi được hỏi công ty BHNT giam thu
nhập của đội ngũ tư vấn trong trường hợp nào? Nếu chưa có các bằng chứng liên quan (chỉ là nghi
vấn) thì công ty BHNT có quyền giữ thu nhập không? Có tính lãi suất ngân hàng cho số tiền bị giam
không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực
tuyến của V-Law. Với thắc mắc trên, chuyên viên Đinh Đắc Dương
(máy lẻ 116) đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
– Căn cứ pháp lý:
– Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về nguyên tắc trả lương
như sau:
“1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời
hạn.
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng
khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời
hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử
dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như
sau:
a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả
thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một
khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01
tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng
của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm
trả lương.
…”
Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao
động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Đối với người lao động thì tiền lương là nguồn
thu nhập chính để đảm bảo cho cuộc sống của họ, nếu vì bất kỳ lý do gì mà họ bị chậm lương hoặc
không được trả lương đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đời sống. Bởi tính chất, vai trò của tiền
lương nên pháp luật lao động không cho phép người sử dụng lao động thực hiện hành vi giữ
lương, chậm trả lương, kỷ luật bằng hình thức phạt tiền lương…
Theo quy định trên, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả
lương đầy đủ và đúng thời hạn, với bất cứ lý do gì cũng không được giữ lương, chậm trả lương cho
người lao động. Trừ trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc vì lý do bất khả kháng mà khiến
người sử dụng lao động không thể khắc phục được thì có thể được chậm trả lương nhưng thời gian
chậm trả cũng không được quá 1 tháng. Nếu chậm trả từ ngày 15 trở đi người sử dụng lao động sẽ phải
trả thêm một khoản tiền ngoài lương, được tính ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần
huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả
lương.
>>> Luật sư tư
vấn c
ông ty có được giữ
lương của người lao động không
:
1900.6198
Đối với hành vi trả lương không đúng
hạn, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 13 Nghị định
95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP như sau:
“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong
các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương
đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương
làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định
của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương
không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác
so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những
ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm
từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi
phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi
phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi
phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi
phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
7. Biện pháp khắc phục hậu
quả:
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi
của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này;
b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao
động đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
Vậy, công ty giam không trả tiền
lương cho bạn là trái với quy định của pháp luật lao động, bạ
n có thể trực tiếp phản ánh vấn đề
này tới công ty hoặc gửi đơn tới cơ quan quản lý lao động để được giải quyết.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.