Có lấy lại được tiền cọc khi đơn phương chấm dứt hợp đồng xuất khẩu lao động không?

0
1235
Có lấy lại được tiền cọc khi đơn phương chấm
dứt hợp đồng xuất khẩu lao động không? Có thể lấy lại tiền đặt cọc khi chấm dứt hợp đồng đưa người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?


Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Em đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được
2 năm. Em xin chấm dứt hợp đồng và được công ty bên Nhật đồng ý cho em về thì em có lấy lại được
tiền đặt cọc không ạ? Em đặt cọc ở công ty xuất khẩu lao động là 5000usd. Cảm ơn luật
sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của V-Law. Với thắc mắc của bạn, tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài

là sự thỏa thuận bằng văn bản
giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với người lao động về quyền, nghĩa vụ của các bên trong việc
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 có nội dung như sau:

Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài và Hợp đồng lao động phải có các nội dung cụ thể, phù hợp với nội dung của Hợp đồng cung ứng
lao động. Các thỏa thuận về tiền môi giới, tiền dịch vụ, tiền ký quỹ của người lao động phải được
ghi trong Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trong đó, tiền dịch vụ người lao
động phải trả cho người sử dụng lao động để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên. Dù được xác định trên thỏa thuận nhưng mức tiền dịch vụ
được xác định như sau

Người lao động nộp tiền dịch vụ cho
doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm
làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền
lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương
theo hợp đồng/người/hợp đồng;

Trong trường hợp người lao động đã
nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do
lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ
theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngoài.

Cụ thể, cách thức nộp và hoàn trả
tiền dịch vụ theo mục III Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BLDTBXH-BTC quy định như sau:

a) Doanh nghiệp thoả thuận với người
lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong
quá trình thực hiện hợp đồng;

b) Trường hợp người lao động phải về nước trước
thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được
thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước
ngoài;

c) Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng
hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất
hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã
ký.

 

1900.6198

Như vậy, trong trường hợp này của bạn, tiền dịch vụ
mà bạn đã nộp trước cho doanh nghiệp sẽ không thể lấy lại được trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác. Bởi lẽ việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn không phải do lỗi của người sử dụng lao động mà
do hoàn cảnh của bạn không thể tiếp tục được công việc.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về luật lao động của chúng tôi.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây