Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên có phải đóng BHXH?

0
1430
Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên
có phải đóng BHXH? Phương thức đóng bảo hiểm xã hội.


 

Câu hỏi Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên có phải đóng BHXH?

Xin nhờ luật sư tư vấn một trường hợp sau: lao động
không có công làm trong tháng thì chủ doanh nghiệp có được quyền báo giảm bảo hiểm của người đó
trong tháng đó không? Xin cảm ơn!

Trả lời Người lao động nghỉ việc từ 14 ngày trở lên có phải đóng BHXH?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến V-Law. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như
sau:

Căn cứ Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định
mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như
sau:

“Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c,
d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí
và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2
của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử
tuất.

2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1
Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử
tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở
nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của
02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06
tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động
đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của
người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự
nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo
hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã
hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng
hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội
theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về
nước.

3. Người lao động không làm việc và
không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng
đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ
thai sản.

4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b
khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ
đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu
tiên. […]”.

Như vậy, đối với người lao động không làm việc
và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không đóng bảo hiểm xã hội
tháng đó; chủ doanh nghiệp báo giảm bảo hiểm xã hội của người này là đúng quy định pháp
luật.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được
trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư
vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng
tôi qua Hotline: 1900.6198. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của
chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức.

TRẢ LỜI

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây